Ngay khi bạn học tiếng Anh ở trình độ vỡ lòng, mẫu câu giao tiếp đầu tiên bạn được dạy chắc chắn là “How are you?”
– “I’m fine, thank you”. “I’m fine, thank you!” chỉ là một trong số rất nhiều câu tiếng Anh rất phổ biến với người Việt nhưng người bản xứ chẳng mấy khi dùng.
Trong bài viết này, hãy cùng khám phá top 5 câu tiếng Anh nghe khá kì quặc có thể giúp người bản xứ “bắt bài” bạn ngay tức khắc nhé!
“I’m fine, thank you. And you?”
Có thể nói, “I’m fine, thank you. And you?” là một trong những câu giao tiếp kinh điển trả lời cho câu hỏi “How are you?”.
Đây là mẫu câu mà bạn được học từ khoảng 10 năm trước trong những cuốn sách giáo khoa tiếng Anh của Longman. Thậm chí hiện nay vẫn còn rất nhiều đầu sách giáo khoa hiện hành vẫn còn xuất hiện cách trả lời này.
Đầu tiên, phải khẳng định rằng khi được hỏi “How are you?”, bạn không sai khi trả lời là “I’m fine, thank you. And you?”. Nhưng đây không phải một trong những cách tự nhiên nhất để chào hỏi ai đó.
Nếu bạn đã từng thử nói câu này với một người bản xứ không quen nghe người nước ngoài nói tiếng Anh, chắc chắn bạn sẽ thấy họ có phản ứng khá kỳ quặc.
Có 2 lý do vì sao bạn nên ngừng trả lời “I’m fine, thank you. And you?” khi được hỏi “How are you?”
- Đây là cách trả lời cực kỳ thiếu tự nhiên, có tính trang trọng nhưng hiện nay không mấy ai còn sử dụng trong giao tiếp nữa. Có thể bạn sẽ được nghe câu này rất nhiều khi nói chuyện với những người nước ngoài học tiếng Anh, chứ không phải khi nói chuyện với người bản xứ.
- Câu nói này có thể mang hàm ý tiêu cực, hoặc thậm chí hơi “gắt” khi giao tiếp. Trong văn hoá giao tiếp của người Mỹ, khi không muốn nói chuyện hoặc tức giận với ai đó, họ thường đáp lại là “I’m fine, thank you. And you?”
Vì vậy, kể từ bây giờ, khi được hỏi “How are you?”, bạn hãy linh hoạt hơn bằng cách dùng thử những cách trả lời sau đây nhé:
- Fine. You? (Ổn mà. Bạn thì sao?)
- Very well, thank you. (Tốt lắm, cảm ơn bạn.)
- (I’m) good, thanks. You? (Tôi ổn, cảm ơn bạn. Bạn sao rồi?)
- (I’m) great, (thanks). And you? (Tuyệt, cảm ơn bạn. Bạn thì sao?)
- (I’m) pretty good. What’s new with you? (Khá ổn. Bạn có gì mới không?)
- Yeah! Good. You? (Yeah, ổn lắm. Bạn thì sao?)
- Not bad. You? (Không tệ. Còn bạn?)
- (I’m) alright. You? (Tôi ổn. Còn bạn?)
- (I) can’t complain. You? (Chẳng có gì để chê luôn. Bạn thì sao?)

“You’re welcome!”
Khi ai đó nói lời cảm ơn với bạn vì đã giúp đỡ họ, “you’re welcome!” luôn là cách trả lời hoàn hảo nhất. Đây là câu nói khá phổ biến và lịch sự, đồng thời cũng thể hiện thiện ý của người nói – rất vui khi được giúp đỡ.
Tuy nhiên, vài thập kỷ trở lại đây, câu nói “you’re welcome!” đang bị lạm dụng quá nhiều, đặc biệt bởi những người học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2.
Để việc giao tiếp với người nước ngoài trở nên sáng tạo, linh động hơn, khi ai đó cảm ơn bạn, thay vì trả lời “you’re welcome!”, bạn có thể thử các cách mới lạ sau đây nhé!
- No problem. (Không vấn đề gì)
- The pleasure is mine. (Đó là vinh hạnh của tôi)
- I know you’d do the same for me. (Nếu là bạn bạn cũng sẽ làm thế thôi)
- That’s all right. (Không có gì đâu)
- No worries. (Khỏi cần bận tâm)
- Don’t mention it. (Chuyện nhỏ mà)
- It was the least I could do. (Ít nhất tôi cũng có thể làm được như vậy mà)
- Anytime. (Luôn sẵn lòng giúp đỡ)
- Sure. (Chắc chắn rồi)
- It was nothing. (Có gì đâu)
“Me, too.”
“Me, too.” là lời đáp phổ biến và dễ dùng nhất khi bạn muốn thể hiện sự đồng tình với bất kỳ điều gì mà người đối diện nói. Thỉnh thoảng, bạn có thể dùng “Me, too”, nhưng cách trả lời này không phải lúc nào cũng đúng.
Thông thường, “Me, too” được dùng đúng nhất khi thể hiện sự đồng tình với một lời khẳng định.
Ví dụ:
- I like reading books. (Tôi thích đọc sách)
Me, too. (Tôi cũng vậy)
- I like cake. (Tôi thích ăn bánh)
Me, too. (Tôi cũng vậy)
Tuy nhiên, có rất nhiều người học tiếng Anh nói chung sử dụng cả
“Me, too” đối với những câu mang tính phủ định. Đây chính là một lỗi sai mà bạn cần lưu ý.
Ví dụ:
I don’t want to go to work. (Tôi chẳng muốn đi làm đâu)
Sai: Me, too.
Khi muốn thể hiện sự đồng tình với quan điểm có nghĩa phủ định, trong tiếng Anh có các từ như “Neither” hay “Either”. Những từ này sẽ giúp bạn trả lời thật hay mà không cần nói “too” quá nhiều.
Bên cạnh đó, để cuộc hội thoại trở nên sáng tạo và nhiều màu sắc hơn, trong các câu khẳng định bạn cũng có thể dùng “so do I” hay “as well” (trang trọng hơn) thay cho “me, too” nhé.
Ví dụ:
- I like to work. (Tôi thích đi làm lắm)
So do I.
hoặc
Me as well.
- I don’t like vegetables. (Tôi không thích ăn rau)
Neither do I.
Hoặc
I don’t either.
“Fighting!”
Dùng “Fighting!” để động viên người khác cố lên là một lỗi sai cơ bản mà rất nhiều bạn trẻ học tiếng Anh đều mắc phải.
Cách nói “fighting” này vốn có nguồn gốc từ văn hoá Hàn Quốc, được người Hàn sử dụng thường xuyên để động viên, hay khích lệ người khác. Bạn chắc chắn sẽ nghe thấy cách nói này rất nhiều lần khi xem các bộ phim hoặc các sự kiện thể thao của xứ sở kim chi.
Tuy nhiên, trong tiếng Anh, “fighting” là một danh từ có nghĩa là “trận chiến”.
Và từ “fight” không thực sự phù hợp khi dùng để động viên người khác.
Thay vì như vậy, khi muốn động viên tinh thần cho mọi người, bạn có thể thay thế bằng các mẫu câu dưới đây!
- Be strong! (Mạnh mẽ lên!)
- Be tough! (Kiên cường lên!)
- Go! (Tiến lên!)
- Come on! (Cố lên nào)
- Give it all you’ve got. (Cố gắng hết sức mình nhé!)
- I’m sure you can do it (Tôi chắc chắn bạn có thể làm được)
- I am always be your side = I will be right here to help you (Yôi luôn ở bên cạnh bạn)
- It could be worse. (Vẫn còn may chán)
- Keep up the good work/ great work! (Cứ tiếp tục phát huy nhé!)
- People are beside you to support you. (Mọi người luôn ở bên để ủng hộ bạn)
- Don’t worry too much! (Đừng quá lo lắng!)

“Let’s eat dinner!”
Nên dùng “Have dinner” hay “eat dinner” vẫn luôn là một cuộc tranh luận lớn giữa những người học tiếng Anh. Thực chất, về mặt ngữ pháp, “eat dinner” hay “have dinner” đều đúng.
Nhưng trong tiếng Anh “breakfast”, “lunch” hay “dinner” đều không phải là một món ăn cụ thể. Đây chỉ là tên gọi của các bữa ăn trong ngày.
Trong tiếng Anh, người bản xứ thường chỉ dùng “eat” khi muốn diễn tả hành động ăn 1 món ăn cụ thể như “eat bread”, “eat meat”,… Nói “eat dinner” nghe có vẻ khá “a-ma-tơ” và sẽ khiến người bản xứ “bắt bài” bạn ngay lập tức.
Bên cạnh đó, “have dinner/lunch/breakfast” thường được sử dụng rất nhiều trong các lời mời. Vì động từ “have” mang tới cảm giác nhẹ nhàng, “mượt” hơn so với “eat”.
Ví dụ:
“Do you want to have lunch?” (Bạn có muốn đi ăn trưa không?)
hay
“Do you want to have dinner with me?” (Bạn sẽ đi ăn tối với tôi chứ?)
Lần tới, để tiếng Anh của bạn nghe có vẻ “Tây” hơn, thay vì nói “Let’s eat dinner!” hãy nói “Let’s have a dinner!”, hay tự nhiên nhất là “Let’s grab dinner!” nhé.
Trên đây là top 5 câu tiếng Anh “nghe kỳ kỳ” mà người bản xứ rất ít khi sử dụng. Nếu bạn muốn bản thân nghe thật “tây” khi nói tiếng Anh, hãy tránh những lỗi nhỏ này để giao tiếp “mượt” hơn nhé.
Đừng quên like và chia sẻ bài viết hữu ích này tới những người xung quanh và theo dõi engbreaking.com mỗi tuần để cập nhật thêm nhiều kiến thức tiếng Anh bổ ích nhé!

-
-
Hương Lý
Cách học rất tuyệt, có cả hình ảnh và bản dịch giúp thêm hứng thú học hơn. GOGA giúp mik cải thiện tiếng Anh nhiều hơn trong môn nói. Mình muốn gởi lời cảm ơn đến GOGA. Mình chỉ còn mấy lesson nữa thôi là hoàn thành rồi
-
Trang Mie
Học có dễ không ạ, m hay nản lắm
-
Phương Anh
Dễ học b ạ, có chỉ dẫn từng ngày, từng bước rồi, nội dung cũng theo chủ đề hằng ngày nữa, m cũng học đc tháng rưỡi rồi, giờ giao tiếp sương sương rồi, ít ra không bị sợ nói TA nữa
-
Linh Đàm
Lộ trình chi tiết phết và mình thấy phg pháp dạy hay lắm, học khá thích thú không bị nhàm nhàm như mấy bài giảng trên lớp đâu, lại còn dễ học nữa.
Mình bắt đầu thấy khoái khoái học kiểu này rồi đấy -
Hương Trần
Nội dung học rất hay và thực tế. qtrọng là có đầy đủ hướng dẫn chi tiết rõ ràng nên mình học đc khoảng 2 tuần là tiến bộ trông thấy luôn
-
Long
b ơi, trọn bộ đầy đủ gồm những gì?
-
Phi
Tài khoản học online qua app, quà tặng đủ cả!
-
Trịnh Vy
Mình mua cho em mình học, quá trình kèm cặp nó mình thấy cái này rất chi tiết từng bước để học.
Trước đó mình có mua nhiều tài liệu TA to hơn, dày hơn nhưng lại bị giới hạn ở chỗ, không có chỉ tiết lộ trình học như cuốn này. Nên làm được vài trang thì mình bỏ ngang luôn.Em mình cứ học theo app này này được gần 1 tháng rồi và phát âm tiến bộ rất nhiều, em mình cũng ham học tiếng Anh hơn trước.
Thực sự cách học này ổn áp lắm! -
Phương Kyu
app này rất phù hợp vs những bạn mất gốc giống như mình, vừa mới học đc 1 lesson mà mình cảm thấy cách nghe và phát âm của mình tốt hơn r mình còn bt thêm một số từ vựng và câu hỏi rất dễ học và đơn giản các bn nên mua về học đảm bảo học xong các bn sẽ thấy khác biệt. Cơ mà phải kiên trì chăm chỉ đấy
-
Chị Ba
mình thấy học khá ok, có vẻ hợp với mấy đứa lười ghi nhớ lười học thuộc lòng như mình, thiết kế cũng khá tiện ích nữa


Ngọc Hân
Nói chính xác thì app dành cho các bạn có kiến thức sơ sài ít ỏi tiếng anh rồi. Không chỉ sách, app, còn được trải nghiệm rất nhiều tính năng chơi game thú vị. Noti nhắc nhở mỗi ngày, mình toàn học lộ trình online theo mail ấy. Nội dung hay, cách dùng câu theo kiểu hiện đại, nhiều câu nói theo lối giao tiếp của giới trẻ hiện đại, khá thú vị, mới mẻ. Format quyển kế hoạch rất tốt, tập cho mình thói quen lên kế hoạch bất cứ việc gì. Lộ trình học từng ngày rõ ràng, các bạn tạo thói quen theo lộ trình đi, lười thì mãi không bao giờ tiến bộ được đâu, dù phương pháp tốt cỡ nào.