Trong các hệ từ điển tiếng Anh có vô vàn các danh từ Tiếng Anh. Hơn nữa, chúng lại chia thành rất nhiều loại. Vậy làm thế nào để học một khối lượng kiến thức lớn như vậy?
Câu trả lời sẽ được Eng Breaking lý giải bằng bài viết dưới đây. Bài viết tổng hợp tất cả kiến thức bao gồm khái niệm, phân loại, cấu tạo, vị trí và chức năng của danh từ tiếng Anh. Qua đó, phân biệt danh từ với đại từ và đưa ra một số lưu ý khi sử dụng danh từ tiếng Anh.
1. Danh từ tiếng Anh là gì?
Danh từ (tiếng anh là Noun) là những từ sử dụng nhằm gọi tên sự vật, sự việc có thể là con vật, đồ vật, địa điểm, hiện tượng, khái niệm và thậm chí là con người.
Trong tiếng Anh, danh từ được coi là một trong những từ loại quan trọng nhất, nên người học cần thu thập càng nhiều từ vựng liên quan đến danh từ càng tốt.
Một số ví dụ về danh từ trong tiếng Anh:
- Các danh từ dùng để chỉ người: she (cô ấy), teacher (giáo viên),…
- Danh từ về con vật: bee (con ong), sheep (con cừu),…
- Danh từ về đồ vật: umbrella (cái ô), fan (cái quạt),…
- Danh từ về hiện tượng: drought (hạn hán), earthquake (động đất),…
- Danh từ về địa điểm: supermarket (siêu thị), office (văn phòng),…
- Danh từ chỉ khái niệm: environment (môi trường), technology (công nghệ)…
2. Các loại danh từ trong tiếng Anh
2.1. Phân loại theo số lượng: Danh từ số ít và Danh từ số nhiều
Trong tiếng Anh, nếu danh từ có số lượng lớn hơn hai sẽ được gọi là danh từ số nhiều. Thông thường, danh từ số nhiều được hình thành bằng cách thêm vào cuối danh từ số ít một đuôi “s” hoặc “es”. Tất nhiên, cách đọc danh từ cũng có thay đổi khi thêm đuôi s/es
Ví dụ:
- Danh từ số ít: cat, egg, car
- Danh từ số nhiều: cats, eggs, cars
Lưu ý rằng có một số danh từ không tuân theo quy tắc thêm s/es. Những từ như vậy yêu cầu phải ghi nhớ một cách chính xác. Một số danh từ số nhiều không theo quy tắc như: Mouse – Mice, Foot – Feet, Child – Children, Tooth – Teeth.
2.2. Phân loại theo cách đếm: Danh từ đếm được và Danh từ không đếm được
Các danh từ được xếp vào nhóm danh từ không đếm được sẽ không tồn tại dạng số nhiều. Danh từ loại này cần đi kèm với những đơn vị khác mới đếm được.
Danh từ đếm được là danh từ xác định được bằng số lượng cụ thể.
Ví dụ:
- Danh từ đếm được: key (chìa khoá), cat (con mèo),..
- Danh từ không đếm được: blood (máu), water (nước),…
2.3. Phân loại theo ý nghĩa: Danh từ chung và Danh từ riêng
Trong tiếng Anh, danh từ chung (tiếng anh là Common Nouns) có thể định nghĩa là các danh từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng, sự việc xuất hiện xung quanh chúng ta.
Ví dụ: woman (phụ nữ), people (con người),…
Trong tiếng Anh, danh từ riêng (tiếng anh là Proper Nouns) có thể định nghĩa là các danh từ dùng để chỉ tên riêng của một sự vật, hiện tượng, sự việc cụ thể, bao gồm tên người, tên hiện tượng, tên địa điểm,…
Ví dụ: John (John – tên người), France (Pháp), Nile River (sông Nin),…
2.4. Phân loại theo cấu tạo: Danh từ đơn và Danh từ ghép
Danh từ đơn được định nghĩa là các danh từ đứng ở vị trí riêng lẻ. Danh từ đơn không được kết hợp với từ loại danh từ hoặc tính từ khác.
Danh từ ghép là danh từ được cấu thành bằng cách ghép 2 từ với nhau.
Ví dụ:
- Danh từ đơn: cat (con mèo), mouse (con chuột)
- Danh từ ghép: grandfather (ông), software (phần mềm)
Khi học, nên ghi nhớ ít nhất 30 danh từ ghép trong tiếng Anh để có thể giao tiếp và sử dụng chúng trong văn bản.
2.5. Phân loại theo đặc điểm: Danh từ cụ thể và Danh từ trừu tượng
Chúng ta có các loại danh từ cụ thể như:
Danh từ cụ thể (tiếng anh là Concrete Nouns) là những danh từ sử dụng để chỉ sự hữu hình; nhắc về những hiện tượng, sự vật mà con người có thể cảm nhận trực tiếp thông qua giác quan của mình như nhìn thấy, nghe thấy, sờ nắm được, nếm được, ngửi được.
Ví dụ: apple (quả táo), pen (cái bút mực),…
Danh từ trừu tượng lại được định nghĩa đối lập với danh từ cụ thể. Danh từ trừu tượng diễn tả khái niệm, ý tưởng, niềm tin hoặc một trạng thái nào đó của sự vật.
Danh từ trừu tượng thể hiện những điều có thể cảm nhận được thông qua ý thức, chứ không phải qua giác quan.
Ví dụ: angry (tức giận), childhood (tuổi thơ),…
2.6. Danh từ tập hợp
Collective noun là danh từ tập hợp: các từ dùng để chỉ tập hợp người, con vật hoặc sự vật.
Ví dụ: a family (một gia đình), a class (một lớp),… hay a gang of robbers: (một băng đảng cướp).
2.7. Một số dạng danh từ tiếng Anh khác
2.7.1. Cụm danh từ
Cụm danh từ được định nghĩa là một cụm từ với một danh từ có vai trò là thành tố chính, được bổ nghĩa bằng các thành phần đứng trước hoặc đứng sau nó.
Cụm danh từ với vai trò là một danh từ, có thể sử dụng như một tân ngữ, chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.
Ví dụ: a nice girl (một cô gái tốt), a delicious lunch (một bữa trưa ngon), a cup of tea (một tách trà),…
Thông thường, một cụm danh từ được cấu trúc từ:
Hạn định từ kết hợp với bổ ngữ, kết hợp với danh từ chính
Hạn định từ là những từ: mạo từ (an, a, the), từ chỉ định (this, these, that, those), từ chỉ số lượng (one/two/three/four,…), tính từ sở hữu (your/my/his/her…).
Ví dụ:
These two cars were stolen yesterday.
Hai chiếc ô tô này bị mất hôm qua.
Bổ ngữ trong cụm danh từ thường được biết đến là tính từ, nó giúp bổ nghĩa cho danh từ chính.
2.7.2. Cụm danh động từ (gerunds)
Cụm danh động từ được định nghĩa là nhóm từ bắt đầu bằng một danh động từ (chính là một động từ kết thúc bằng đuôi -ing).
Nhóm từ này được đặt tên là cụm danh động từ vì chúng được sử dụng như một danh từ.
Cụm danh động từ có vai trò như tân ngữ hoặc chủ ngữ trong câu.
Ví dụ:
The most interesting part of our trip was seeing the sunset.
Phần thú vị nhất trong chuyến du lịch của chúng tôi là ngắm hoàng hôn.
2.7.3. Danh từ thuộc ngữ (Attributive nouns)
Danh từ thuộc ngữ là những danh từ được dùng như một tính từ để bổ nghĩa với một danh từ khác.
Ví dụ: “công ty” là một danh từ thuộc ngữ trong cụm từ “chính sách công ty”.
Mặc dù các danh từ thuộc tính có chức năng tương tự như tính từ nhưng chúng vẫn được phân vào danh từ.
Điều đó là do chúng không đáp ứng được tất cả các yêu cầu về ngữ pháp của tính từ.
Ví dụ:
I’m a big fan of carrot cake, but ice cream is my favorite dessert.
Tôi là một fan hâm mộ lớn của bánh cà rốt, nhưng kem là món tráng miệng yêu thích của tôi.
2.7.4. Appositive nouns
Appositive nouns – một danh từ bổ nghĩa (hoặc cụm danh từ bổ ngữ) là một danh từ xuất hiện ở vị trí sau một danh từ khác nhằm cung cấp thông tin về nó.
Nếu phần bổ nghĩa cung cấp thông tin cần thiết, thì phần bổ nghĩa đó được viết liền mà không cần bổ sung bất kỳ dấu chấm câu nào.
Nếu nó cung cấp thêm thông tin không cần thiết, nó sẽ được ngăn cách bởi dấu phẩy.
Ví dụ:
My colleague John has really bad breath.
Đồng nghiệp của tôi John có hơi thở rất hôi
My car, a Camry, broke down yesterday.
Xe của tôi, một chiếc Camry, bị hỏng ngày hôm qua.
2.7.5. Danh từ chung (Generic nouns)
Danh từ chung là những danh từ được sử dụng để chỉ cả một nhóm hiện tượng, sự vật cũng có thể là người, địa điểm…
Chúng có thể xuất hiện ở dạng số ít hoặc số nhiều.
Chúng cũng có thể xuất hiện cùng mạo từ xác định, mạo từ không xác định, hoặc có thể không có mạo từ.
Cùng một danh từ nào đó có thể được sử dụng chung cho một số ngữ cảnh chứ không nhất thiết là những ngữ cảnh khác.
Ví dụ:
People are hard-working.
Con người thì chăm chỉ.
3. Cấu tạo danh từ tiếng Anh
3.1. Danh từ hình thành với các hậu tố
Cách hình thành danh từ từ những hậu tố được thể hiện dưới đây:
Thêm – ant. Ví dụ: Assist -> Assistant
Thêm – ance/ ence. Ví dụ: Maintain -> Maintenance; Prefer -> Preference
Thêm – ion. Ví dụ: Industrialize -> Industrialization
Thêm – ure. Ví dụ: Fail -> Failure
Thêm – ment. Ví dụ: Disagree -> Disagreement
Thêm – ism. Ví dụ: Capital -> Capitalism
Thêm – ness. Ví dụ: Happy -> Happiness
Thêm – ship. Ví dụ: Friend -> Friendship
Thêm – ity/- ty/-y. Ví dụ: Identify -> Identity
Thêm – th. Ví dụ: Wide -> Width
Thêm – ery. Ví dụ: Bake -> Bakery
-er: producer, manufacturer, partner…
-or: operator, vendor, conductor…
-ee: employee, attendee, interviewee…
-eer: engineer, career,…
-ist: scientist, tourist,..
-ics: economics, physics,..
-ence: science, conference,..
-dom: freedom, kingdom,..
-cy: constancy, privacy,..
-phy: philosophy, geography..
-logy: biology, psychology, theology..
-an/ian: musician, politician, magician , ..
-ette: cigarette, etiquette..
-itude: attitude,..
-age: carriage, marriage,..
-ry/try: industry, bakery,..
Trường hợp ngoại lệ:
-al: approval, proposal, renewal, refusal, professional….
-ive: initiative, objective, representative…
-ic: mechanic..
3.2. Danh từ hình thành từ danh từ
Có thể hình thành danh từ từ những danh từ dựa vào công thức:
(an/a/the) + N1 + N2 (N là Noun)
- Trong đó N1 có vai trò như tính từ bổ nghĩa cho N2.
- N2 được coi là một danh từ chính.
Ví dụ: The country center (Trung tâm đất nước), A bus station (trạm xe buýt), a bathroom (phòng tắm),…
3.3. Danh từ cấu tạo từ đuôi -ing
Thêm V-ing vào phía trước danh từ là một cách hình thành danh từ phổ biến. Cách này thường sử dụng để diễn tả mục đích của danh từ.
Ví dụ: A washing machine (máy rửa bát), swimming pool (hồ bơi),..
3.4. Danh từ cấu tạo từ số đếm
Danh từ cấu tạo từ số đếm có dạng:
Number + N1 + N2 (N là Noun)
Ví dụ:
A seven-hour flight.
Chuyến bay kéo dài 7 tiếng.
A eleven-storey building.
Tòa nhà cao 11 tầng.
A two hundred-page dictionary.
Quyển từ điển dày 200 trang.
A four-year old boy.
Cậu bé 4 tuổi.
Lưu ý:
Danh từ đứng ngay sau số đếm và dấu gạch ngang phải ở dạng số ít.
4. Vị trí danh từ tiếng Anh trong câu
4.1. Đứng sau mạo từ an/a/the
Là loại danh từ đứng phía sau mạo từ an/a/the.
Trong một số trường hợp, có thể bổ sung tính từ vào giữa danh từ và mạo từ nhằm mô tả chi tiết hơn về danh từ đã được nhắc đến.
Ví dụ:
A teacher (một giáo viên) -> “teacher” là danh từ.
An experienced teacher (một giáo viên giàu kinh nghiệm)
-> “Experienced” chính là tính từ có vai trò bổ nghĩa cho danh từ “teacher”.
4.2. Đứng sau tính từ sở hữu
Để thể hiện sự sở hữu, danh từ được để sau các tính từ sở hữu như my, your, his, her, its, our, their.
Chúng ta cũng có thể có thể bổ nghĩa cho danh từ bằng cách thêm tính từ vào giữa tính từ sở hữu và danh từ
Ví dụ:
My car (chiếc xe của tôi) -> “car” là danh từ.
Her new house (ngôi nhà mới của cô ấy) -> “New” là tính từ bổ nghĩa cho danh từ “house”.
4.3. Đứng sau từ chỉ số lượng
Một số lượng từ (từ chỉ số lượng) có thể đứng trước danh tử để bổ sung thêm ý nghĩa về số lượng cho danh từ đó như few, little, some, any, many, all…
Ví dụ:
A few reasons.
Một số lý do.
Some bananas.
Một vài quả chuối.
All student.
Tất cả học sinh.
4.4. Đứng sau giới từ
Danh từ có thể đứng sau và bổ nghĩa cho các giới từ như in, on, at, behind, under, next, with, by,…
Ví dụ:
I am watching TV in the bedroom.
Tôi đang xem TV ở phòng ngủ.
He did that on purpose.
Anh ta cố tình làm vậy.
4.5. Đứng sau từ hạn định
Danh từ cũng có thể được thêm vào phía sau một số từ hạn định như this, that, these, those, both, all,…
Ví dụ:
These new books.
Chỗ sách mới này.
That humorous teacher.
Thầy giáo vui tính đó.
5. Chức năng của danh từ trong câu
5.1. Danh từ với vai trò làm chủ ngữ
Khi đóng vai trò làm chủ ngữ, danh từ thường nằm ở vị trí đầu câu và đứng trước động từ được chia theo danh từ đó.
Ví dụ:
Tennis is my favorite sports.
Quần vợt là môn thể thao yêu thích của tôi.
This flower is blue.
Bông hoa này màu xanh nước biển.
5.2. Danh từ với vai trò làm bổ ngữ cho chủ ngữ
Danh từ đứng sau các động từ nối như to-be, become, seem,… sẽ có vai trò làm bổ ngữ cho chủ ngữ.
Ví dụ:
Tom is an excellent singer.
John là một ca sĩ xuất sắc.
-> “An excellent singer” là danh từ và làm bổ ngữ cho chủ ngữ “Tom”
5.3. Danh từ với vai trò làm tân ngữ của động từ
Tân ngữ thành phần được thêm vào sau một số động từ nhắm hoàn thiện hơn nghĩa của câu.
Danh từ có thể được dùng làm tân ngữ cho động từ. Khi đó danh từ sẽ đứng sau động từ.
Ví dụ:
He buys a new car (Anh ấy vừa mua một chiếc xe ô tô mới)
I eat steak (Tôi ăn bít tết)
5.4. Danh từ với vai trò làm tân ngữ cho giới từ
Một số trường hợp giới từ sẽ cần hỗ trợ của danh từ để bổ nghĩa. Khi đó, danh từ sẽ đứng phía sau giới từ.
Ví dụ:
My father works at this company.
Bố tôi làm việc ở công ty này này.
He has to pay attention to Taylor.
Anh ấy phải để ý tới Taylor.
6. Phân biệt Nouns và Pronouns (Danh từ và đại từ)
Danh từ và đại từ hai từ khác nhau được sử dụng cho các mục đích khác nhau, tuy nhiên học sinh rất dễ bị nhầm lẫn giữa hai loại từ này.
Sự khác nhau chủ yếu giữa danh từ và đại từ đến từ cách sử dụng:
• Danh từ là một từ được sử dụng với mục đích đặt tên cho một người, đồ vật hoặc một địa điểm,…. Còn đại từ là một từ được sử dụng nhằm thay thế cho một danh từ đã được đề cập hoặc sắp được đề cập.
• Trong các trường hợp có mệnh đề và khách quan, danh từ được dùng mà không đổi hình thức.
I drank water.
Tôi đã uống nước.
Cold water.
Nước lạnh.
Nước, danh từ mang hình thức giống nhau trong cả hai trường hợp.
• Một đại từ sẽ đổi hình thức của nó với các trường hợp khách quan và tuyên bố. Ví dụ:
I have seen stars.
Tôi đã nhìn thấy những vì sao.
My brother beats me.
Anh trai tôi đánh tôi.
• Một danh từ được phân thành các nhóm khác nhau như danh từ đếm, danh từ không đếm, danh từ riêng, danh từ số nhiều, danh từ tập thể và danh từ ghép.
• Đại từ cũng có thể phân thành nhiều nhóm khác nhau như các đại từ chỉ thị, đại từ phản xạ, đại từ câu hỏi, đại từ tương ứng, đại từ đối ứng cùng với đại từ không xác định.
7. Cách chuyển danh từ số ít thành danh từ số nhiều
- Ta thêm “S” vào sau danh từ trong hầu hết các trường hợp
An apple (một quả táo) → Apples (nhiều/những quả táo)
A computer (một cái máy tính) → Computers (nhiều cái máy tính)
A table (một cái bàn) → Tables (nhiều cái bàn)
- Đối với những danh từ tận cùng bằng: S, SS, SH, CH, X, O sẽ thêm ES vào cuối danh từ
A class (một lớp học) → Ten classes (10 lớp học)
A bird (một con chim) → Six birds (6 con chim)
A watch (một cái đồng hồ đeo tay) → Nine watches (9 chiếc đồng hồ đeo tay)
A box (một cái hộp) → Nine boxes (9 cái hộp)
A (một quả cà chua) → Nine Tomatoes (9 quả cà chua)
Một số trường hợp ngoại lệ cần phải ghi nhớ là những danh từ đi mượn, không phải tiếng Anh gốc, kết thúc bằng đuôi “o” nhưng ta chỉ cần thêm đuôi “s” như:
a photo (một bức ảnh) → Four photos (bốn bức ảnh)
A piano (một cây đàn dương cầm) → Six pianos (6 chiếc đàn dương cầm)
a radio ( một cái đài) —> Seven radios (7 cái đài)
a bamboo (một cây tre) —> Three bamboos (3 cây tre)
- Những danh từ kết thúc bằng “y”
Tuy nhiên, nếu trước “y” là một phụ âm thì sẽ phải đổi “y” thành “i” và thêm “es”
Ví dụ:
One baby (một em bé) -> two babies (hai em bé)
=> danh từ “baby” tận cùng là “y”, trước “y” là một phụ âm “b” nên ta đổi “y” → “i” + es
Còn, nếu phía trước “y” là một nguyên âm (a,e,i,o,u) thì chỉ thêm “s” vào sau “y”
Ví dụ:
A key (một cái chìa khóa) -> Three keys (ba cái chìa khóa)
=> danh từ “key” tận cùng là “y”, trước “y” là một nguyên âm “e” nên ta giữ nguyên “y” và thêm s.
- Những danh từ kết thúc bằng “f” hoặc “fe” ta thay f/fe thành v và thêm es
Eg:
A wolf (một con sói) -> Five wolves (năm con sói)
=> Danh từ “wolf” tận cùng là “f” nên ta biến đổi “f” thanh “v” và thêm es
A knife (một con dao) -> Knives (những con dao)
=> Danh từ “knife” kết thúc bằng “fe” nên ta đổi “fe” thành “v” và thêm es
Một số ngoại lệ cần nhớ:
Roofs: mái nhà
Gulfs: vịnh
Proofs: bằng chứng
Chiefs: thủ lĩnh
Safes: tủ sắt
Dwarfs : người lùn
Turfs: lớp đất mặt
Griefs: nỗi đau khổ
Beliefs : niềm tin
- Lưu ý một số danh từ không theo những quy tắc trên:
a tooth (một chiếc răng) —> teeth (nhiều chiếc răng)
a foot (một bàn chân) —> feet (nhiều bàn chân)
a woman (một người phụ nữ) —> women (nhiều người phụ nữ)
a policeman (một cảnh sát) —> policemen (nhiều cảnh sát)
a mouse (một con chuột) —> mice (nhiều con chuột)
8. Cách dùng mạo từ a/an/the trước danh từ số ít
Mạo từ an/a sẽ được dùng phía trước một danh từ số ít đếm được. “a/an” đều mang nghĩa là một. Trong câu, Chúng được dùng mang tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập trước đó.
Ví dụ:
A cat is running on the grass.
Một con mèo đang chạy trên bãi cỏ.
I heard a girl singing very well last night.
Tôi đã nghe một cô gái hát rất tốt vào đêm qua.
Tuy nhiên đối với, mạo từ “an” sẽ chỉ được thêm vào trước một danh từ đếm được, số ít và được bắt đầu bằng một nguyên âm (a, e, i, o, u).
Ví dụ:
an egg (một quả trứng)
an hour (một giờ) (âm /h/ câm)
an amazing men (một người đàn ông đáng kinh ngạc)
Còn với mạo từ “a” thì được dùng trước một danh từ đếm được số ít và được bắt đầu bằng những trường hợp còn lại ( không phải nguyên âm).
Như vậy “a” được sử dụng với những danh từ bắt đầu bằng một phụ âm và một số danh từ bắt đầu bằng các âm u, y, h.
Ví dụ:
a book (một quyển sách)
a computer (một cái máy tính)
a year (một năm)
A house (một căn nhà)
9. Tổng hợp từ và cụm từ luôn đứng trước danh từ đếm được và danh từ không đếm được
Danh từ số ít | Danh từ số nhiều |
a/an (chỉ dùng với số ít) the some lots of/ a lot of many (nhiều) a few (một vài) few (một ít) fewer (dạng so sánh hơn của few) fewest (dạng so sánh nhất của few) not many (không nhiều) not any (không có gì) |
— (không đi kèm mạo từ) the somemuch (nhiều) a little (một vài) little (một ít) less (dạng so sánh hơn của little) least (dạng so sánh nhất của little) not much (không nhiều) not any (không có gì) |
10. Một số dạng danh từ đặc biệt trong tiếng Anh
10.1. Danh từ có tận cùng là “s” nhưng không phải danh từ số nhiều
Các danh từ kết thúc bằng đuôi “s” nhưng không dùng để diễn tả số nhiều:
news (tin tức),…
billiards (trò chơi bi-a),…
Các căn bệnh: measles (bệnh sởi), mumps (bệnh quai bị),…
Môn học: mathematics (môn toán), linguistics (môn ngôn ngữ học), physics (môn vật lý), aerobics (thể thao nhịp điệu), statistics (môn thống kê), gymnastics (môn thể dục có dụng cụ),…
means (tiền bạc), species (loài vật),…
10.2. Một số danh từ tiếng Anh chỉ có ở dạng số nhiều
Trong tiếng Anh, có một số danh từ chỉ có dạng số nhiều, không tồn tại dạng số ít
Các danh từ đó cũng không có khả năng “đi cùng” với số luôn. Các danh từ này thường chỉ các vật có 2 phần.
Ví dụ:
Y phục:
panties, boxers, briefs, pantyhose,…
jeans (quần bò), pajamas (đồ ngủ), pants (quần dài), shorts (quần đùi),…
Các dụng cụ:
headphones, earphones,… (tai nghe)
pliers (chiếc kìm), tongs (chiếc kẹp), scissors (chiếc kéo), tweezers (chiếc nhíp),…
binoculars (chiếc ống nhòm), sunglasses (chiếc kính râm), eyeglasses (chiếc mắt kính), goggles (chiếc kính bảo hộ),…
11. 51+ danh từ tiếng Anh thường sử dụng trong thực tế
Từ tiếng Anh | Nghĩa tiếng Việt | Từ tiếng Anh | Nghĩa tiếng Việt |
tree | Cái cây | news | Tin tức |
car | Xe ô tô | paper | Tờ giấy |
people | Người | story | Câu chuyện |
dog | Con chó | park | Công viên |
cat | Con mèo | lake | hồ |
store | Cửa hàng | bike | Xe đạp |
way | Con đường | bag | cái túi |
world | Thế giới | school | Trường học |
water | nước | market | chợ |
sugar | Đường | vegetable | rau |
map | Bản đồ | flower | hoa |
family | Gia đình | rice | gạo |
meat | thịt | area | Khu vực |
computer | Máy tính | army | Quân đội |
music | Âm nhạc | goal | Mục tiêu |
door | cửa | thing | Đồ vật |
year | năm | painting | Bức tranh |
table | Bàn | wood | gỗ |
pen | Bút mực | ball | Quả bóng |
book | sách | fire | Ngọn lửa |
bird | con chim | monkey | Con khỉ |
candy | kẹo | zoo | Sở thú |
food | Thức ăn | bus | Xe buýt |
love | Tình yêu | eyes | Đôi mắt |
power | Sức mạnh | dress | Cái đầm |
|| Khám phá ngay dấu hiệu nhận biết các thì trong tiếng Anh.
Lời kết
Danh từ tiếng Anh là một phần kiến thức vô cùng quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh.Bởi vậy, cần nắm chắc những kiến thức về khái niệm, phân loại, chức năng,… và những lưu ý đặc biệt để tự tin trong giao tiếp và sử dụng văn bản.
Những kiến thức về danh từ tiếng Anh đã được tổng hợp chi tiết ở bài viết này. Hãy chia sẻ với người xung quanh để cùng cải thiện phần kiến thức này.
Bấm theo dõi Eng Breaking và đăng ký khoá học ngay để có thêm nhiều bài học tiếng Anh thú vị và bổ ích.
-
Hương Lý
Cách học rất tuyệt, có cả hình ảnh và bản dịch giúp thêm hứng thú học hơn. GOGA giúp mik cải thiện tiếng Anh nhiều hơn trong môn nói. Mình muốn gởi lời cảm ơn đến GOGA. Mình chỉ còn mấy lesson nữa thôi là hoàn thành rồi
-
Trang Mie
Học có dễ không ạ, m hay nản lắm
-
Phương Anh
Dễ học b ạ, có chỉ dẫn từng ngày, từng bước rồi, nội dung cũng theo chủ đề hằng ngày nữa, m cũng học đc tháng rưỡi rồi, giờ giao tiếp sương sương rồi, ít ra không bị sợ nói TA nữa
-
Linh Đàm
Lộ trình chi tiết phết và mình thấy phg pháp dạy hay lắm, học khá thích thú không bị nhàm nhàm như mấy bài giảng trên lớp đâu, lại còn dễ học nữa.
Mình bắt đầu thấy khoái khoái học kiểu này rồi đấy -
Hương Trần
Nội dung học rất hay và thực tế. qtrọng là có đầy đủ hướng dẫn chi tiết rõ ràng nên mình học đc khoảng 2 tuần là tiến bộ trông thấy luôn
-
Long
b ơi, trọn bộ đầy đủ gồm những gì?
-
Phi
Tài khoản học online qua app, quà tặng đủ cả!
-
Trịnh Vy
Mình mua cho em mình học, quá trình kèm cặp nó mình thấy cái này rất chi tiết từng bước để học.
Trước đó mình có mua nhiều tài liệu TA to hơn, dày hơn nhưng lại bị giới hạn ở chỗ, không có chỉ tiết lộ trình học như cuốn này. Nên làm được vài trang thì mình bỏ ngang luôn.Em mình cứ học theo app này này được gần 1 tháng rồi và phát âm tiến bộ rất nhiều, em mình cũng ham học tiếng Anh hơn trước.
Thực sự cách học này ổn áp lắm! -
Phương Kyu
app này rất phù hợp vs những bạn mất gốc giống như mình, vừa mới học đc 1 lesson mà mình cảm thấy cách nghe và phát âm của mình tốt hơn r mình còn bt thêm một số từ vựng và câu hỏi rất dễ học và đơn giản các bn nên mua về học đảm bảo học xong các bn sẽ thấy khác biệt. Cơ mà phải kiên trì chăm chỉ đấy
-
Chị Ba
mình thấy học khá ok, có vẻ hợp với mấy đứa lười ghi nhớ lười học thuộc lòng như mình, thiết kế cũng khá tiện ích nữa
Ngọc Hân
Nói chính xác thì app dành cho các bạn có kiến thức sơ sài ít ỏi tiếng anh rồi. Không chỉ sách, app, còn được trải nghiệm rất nhiều tính năng chơi game thú vị. Noti nhắc nhở mỗi ngày, mình toàn học lộ trình online theo mail ấy. Nội dung hay, cách dùng câu theo kiểu hiện đại, nhiều câu nói theo lối giao tiếp của giới trẻ hiện đại, khá thú vị, mới mẻ. Format quyển kế hoạch rất tốt, tập cho mình thói quen lên kế hoạch bất cứ việc gì. Lộ trình học từng ngày rõ ràng, các bạn tạo thói quen theo lộ trình đi, lười thì mãi không bao giờ tiến bộ được đâu, dù phương pháp tốt cỡ nào.