21 Checklist Viết Bài Chuẩn Seo Website Siêu Dễ Lên Top Google (2023)

cách viết bài chuẩn SEO

Viết bài chuẩn SEO là gì? Cần đạt những tiêu chí gì thì một bài viết mới được đánh giá là “chuẩn SEO”?

SEO là một khái niệm được nhắc đến khá nhiều và ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, chưa nhiều bạn thực sự nắm rõ về SEO và cách viết bài chuẩn SEO.

Trong bài viết này, hãy cùng Eng Breaking lần lượt đi qua từng bước từ định nghĩa, hướng dẫn viết bài chi tiết, 21 checklist cùng các công cụ và lưu ý quan trọng để bạn có thể có bài viết đạt chuẩn và hiệu quả cao.

1. Bài viết chuẩn SEO là gì?

Một bài viết chuẩn SEO là dạng bài được viết bằng cách tối ưu nội dung, kết hợp với các nguyên tắc của kỹ thuật SEO (Search Engine Optimization).

Định nghĩa về một bài viết chuẩn SEO
Định nghĩa về một bài viết chuẩn SEO

Viết bài chuẩn SEO không chỉ mang lại một bài viết hữu ích, đáp ứng nhu cầu của người tìm kiếm, mà còn giúp tiếp cận được nhiều người dùng hơn bằng cách đẩy thứ hạng bài viết lên cao khi hiện kết quả tra cứu, đồng thời thu được từ các công cụ tìm kiếm lượng traffic cao. 

2. Các bước viết bài chuẩn SEO (cập nhật 2023)

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa

Từ khóa trong SEO là những từ hay cụm từ khách hàng sử dụng để tra cứu về điều họ quan tâm, thông qua các công cụ tìm kiếm (Google, Cốc Cốc, Bing,…)

Xác định được từ khóa sử dụng cho bài viết và nội dung xoay quanh chính là bước đầu tiên cũng như quan trọng nhất cần làm khi viết bài chuẩn SEO.

Kết hợp với các từ khóa chính là các từ khóa phụ giúp bài viết thêm thú vị, đa dạng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm kiếm.

Nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn được từ khóa phù hợp
Nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn được từ khóa phù hợp

Một số điều nên và không nên thực hiện ở bước này để bạn có thể tìm và sử dụng được từ khóa hiệu quả nhất:

  • Không nên tập trung vào các từ khóa ngắn vì người dùng sẽ tìm kiếm chi tiết về nhu cầu của họ để được kết quả chính xác. Do đó những từ khóa quá ngắn sẽ ít đáp ứng được điều này.
  • Các từ khóa dài sẽ giúp website của bạn ít cạnh tranh hơn và dễ SEO hơn
  • Tận dụng các công cụ để hỗ trợ trong việc nghiên cứu từ khóa, chọn lựa được từ người dùng đang quan tâm nhiều nhất để tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng: Google Keyword Planner, KeywordTool.io, Google Trends,…

Bước 2: Lập dàn ý nội dung cho bài viết

Một tiêu đề bài viết đủ hay và đúng trọng tâm tìm kiếm của người dùng mới đủ hấp dẫn để thu hút các lượt click vào đọc.

Khi vào trang web của bạn, số người xem hết nội dung của một bài cũng chỉ là 30%. Do đó, một bố cục tốt là yếu tố quan trọng của bài viết chuẩn SEO.

Để đảm bảo các thông tin của bài viết được cung cấp, sắp xếp mạch lạc, dễ đọc và nắm bắt hãy bắt đầu với việc lập dàn bài cho bài viết trước.

Chuẩn bị dàn ý là một cách viết bài chuẩn SEO hiệu quả
Chuẩn bị dàn ý là một cách viết bài chuẩn SEO hiệu quả

Tương tự với các dàn ý viết bài thông thường, một bài viết chuẩn SEO cũng sẽ bao gồm:

Mở bài:

  • Thể hiện được nội dung chính của bài viết, đánh thẳng vào vấn đề người dùng quan tâm, hứa hẹn sẽ giải quyết được khó khăn họ gặp phải
  • Thường dưới 155 từ, tốt nhất khi kết hợp từ khóa chính trong 100 từ đầu tiên, kèm theo đó là các từ khóa liên quan khác từ 1-2 lần 
  • Lựa chọn các cách mở đầu thú vị như đặt câu hỏi, đưa ra một dữ liệu, dữ kiện hấp dẫn,… thể hiện được tại sao bài viết đáng để đọc

Thân bài

  • Đưa ra được câu trả lời giúp giải đáp những thắc mắc được tìm kiếm, thể hiện rằng những chia sẻ là thực sự hữu ích, thiết thực
  • Bố cục cần rõ ràng, bao gồm nhiều đoạn nhỏ với nội dung xoay quanh chủ thể của bài với các Heading và subheading hỗ trợ làm rõ ý
  • Thân bài đem lại thông tin xác đáng, có chiều sâu, không được lan man, lạc đề, diễn giải dài dòng
  • Xen kẽ thêm hình ảnh, infographic, video, CTA,… giữa các đoạn văn bản để bài viết sinh động hơn, tránh gây nhàm chán
  • Mỗi đoạn chỉ nên chứa 2 – 3 câu để người đọc theo dõi dễ dàng hơn
  • Từ khóa chính, phụ nên phân bổ đồng đều, chèn thêm các Internal links vào những điểm phù hợp

Kết bài

  • Tóm tắt toàn bộ nội dung, nhấn mạnh sự quan trọng, hữu ích bài viết đem tới
  • Độ dài phù hợp là từ 80 – 150 từ
  • Nhắc lại thương hiệu, kêu gọi khách hàng hành động thông qua các thông điệp liên quan đến bài
  • Chèn từ khóa và trích dẫn nguồn website nếu có

Bước 3: Viết nội dung thô

Với dàn bài đã được lên ở bước trên, bạn đã có thể tiến hành triển khai viết cụ thể nội dung cho từng phần trong bài viết. 

Đây là bước quan trọng để có bài viết tốt, bạn nên ghi nhớ và tuân thủ các nguyên tắc sau để viết bài chuẩn SEO:

  • Tuyệt đối không được sao chép nội dung từ các nguồn tham khảo hay website khác dù chỉ là 1 đoạn ngắn hay 1 câu. Hãy đọc và tự chuyển thành nội dung theo văn phong, cách viết của riêng bạn.
  • Với các bài viết có nội dung trích dẫn từ các câu nói nổi tiếng hay sách truyện, văn bản pháp luật, hãy kèm theo dấu ngoặc kép và ghi chú rõ ràng nguồn
  • Nội dung thực sự cung cấp thông tin hữu ích, giúp người đọc giải đáp thắc mắc nhưng không viết lan man, đưa ra những câu văn vô nghĩa
  • Tên thương hiệu cần được thống nhất xuyên suốt bài viết
  • Tránh nhồi nhét các từ khóa trong nội dung bài mà không tìm chỗ thực sự thích hợp để đưa vào
Từ dàn bài phát triển ý thành nội dung
Từ dàn bài phát triển ý thành nội dung

Bước 4: Chỉnh sửa và bổ sung nội dung

Phần nội dung thô bên trên đã đầy đủ các thông tin, để bảo viết không chỉ hữu ích mà còn được truyền tải thú vị, hấp dẫn, hãy thực hiện bước chỉnh sửa và bổ sung nội dung.

Đọc lại bài viết thô, đánh giá xem văn phong đã phù hợp với mục đích và content của bài hay chưa: giọng văn, xưng hô,… sẽ thay đổi tùy theo sự trang trọng hay gần gũi của bài.

Bước 5: Tối ưu bài viết chuẩn SEO

Sau khi lên hoàn chỉnh phần nội dung chính của bài, tiếp theo bạn cần áp dụng các kỹ thuật SEO để tối ưu bài viết. Các nguyên tắc, kỹ thuật viết bài chuẩn SEO bao gồm các yếu tố quan trọng sau:

Tối ưu H1

  • H1 và tiêu đề của bài viết không nên giống nhau
  • Chỉ có một H1 duy nhất, chứa nhiều nhất là 70 ký tự, bao gồm từ khóa với lượt tìm kiếm cao thứ 2
  • Từ khóa của bài nên nằm đầu dòng của H1
  • Sử dụng số lượng trong H1 (ưu tiên số lẻ) và các tính từ mạnh

Tối ưu các Subheading (H2, H3, H4,…)

  • Làm rõ nghĩa và bố cục một cách hệ thống cho bài viết SEO, H2 hỗ trợ cho H1, H3 làm rõ nghĩa cho H2,…
  • Các Subheading không nhiều hơn 300 chữ, nên in đậm, chèn LSI keywords
  • Nên có từ hai H2 trở lên, tương tự với các H3, và H4 để đám bảo bài viết có tính logic

Tối ưu URL/Slug

  • Phải là URL/Slug duy nhất trên Website của bạn, được đặt một cách rõ ràng
  • Chứa từ khóa chính với lượt search cao nhất
  • Cô đọng, càng ngắn càng tốt, đảm bảo đúng nghĩa, dễ nhớ, dễ đọc
  • Khi muốn đổi URL, dùng 301 Redirect URL cũ sang URL mới

Tối ưu Meta Description

  • Từ ngữ của thẻ này cần súc tích, ngắn gọn, mô tả về nội dung chính của bài, đủ hấp dẫn để người dùng click vào đọc bài viết
  • Viết tối đa 120 ký tự, tối ưu với cả giao diện Desktop và Mobile
  • Không nhồi nhét từ khóa, tập trung gợi lên cảm xúc và giúp giải quyết “nỗi đau” người dùng gặp phải
Tối ưu hóa hình ảnh sử dụng đạt chuẩn SEO
Tối ưu hóa hình ảnh sử dụng đạt chuẩn SEO

Tối ưu hình ảnh

  • Chọn đuôi ảnh “.jpg” kết hợp với từ khóa không dấu đặt tên cho ảnh khi upload lên trên website của bạn
  • Kích thước phù hợp là 1200 x 628 pixels cho featured image (thumbnail) và 600 x 400 pixels (chiều dài có thể nhỏ hoặc lớn hơn 400 pixels) cho ảnh được chèn trong bài
  • Căn giữa cho ảnh kèm theo chú thích (caption) cho tất cả hình ảnh được sử dụng
  • Tuyệt đối không được sử dụng hình ảnh của website đối thủ 
  • Cần có ít nhất 1 hình ảnh riêng/ tự thiết kế (unique) mang theo tính thương hiệu riêng của bài
  • Đảm bảo chất lượng hình ảnh sắc nét nhất 
  • Số lượng ảnh chèn trong bài dựa theo lượng chữ. Ví dụ trung bình 250 chữ nên chèn 1 hình ảnh minh họa.

Bước 6: Chèn từ khóa vào những vị trí quan trọng

Chỉ chèn từ khóa vào bài viết mà không chú ý đến phân bố cho đồng đều, hợp lý và đúng những vị trí quan trọng thì sẽ không tối ưu được hoàn toàn bài viết.

Hãy đảm bảo bạn để ý đến các điều sau khi bổ sung từ khóa chính và phụ vào bài viết:

  • Theo danh sách từ khóa được chọn, phân bổ các từ khóa này đều trong cả bài cho tự nhiên nhất
  • Các vị trí từ khóa chính cần xuất hiện: tiêu đề, heading 2, meta description, 2 dòng đầu tiên của Sapo
  • Tần suất từ khóa chính để SEO cần xuất hiện nhiều hơn so với các từ khóa khác 
  • Không nên để các từ khóa xuất hiện liền kề
  • Mật độ từ khóa ở mức nhỏ hơn hoặc bằng 2% là phù hợp, vượt 5% bài viết sẽ bị Google cho là spam và loại khỏi website.
  • Sử dụng 1 số công cụ để kiểm tra mật độ từ khóa của bài: SEOquake, Yoast SEO

Gợi ý cách tính mật độ từ khóa bằng công thức:

MĐTK = (ĐDTK * SLLTK)/ TSC *100

Trong đó:

  • MĐTK: Mật độ từ khóa
  • ĐDTK: Độ dài từ khóa: tổng số chữ của từ khóa.
  • SLLTK: Số lần lặp của từ khóa: Ctrl + F để tìm kiếm từ khóa (nhơ cần trừ đi những lần lặp lại ở Title, Meta Description).
  • TSC: Tổng số chữ của bài viết.

Bước 7: Tối ưu Internal và External link

Internal link là các liên kết nội bộ giúp chuyển từ trang này sang một trang khác trong cùng một website.

External link chỉ các liên kết trỏ từ bài viết thuộc website của bạn ra một website khác bên ngoài. 

Cả hai loại liên kết này đều là các yếu tố cần thiết để có một bài viết SEO đạt chuẩn. 

Liên kết với các bài viết liên quan cả trong và ngoài website của bạn
Liên kết với các bài viết liên quan cả trong và ngoài website của bạn

Tham khảo các lưu ý sau để tối ưu External và Internal link trong bài viết:

  • Liên kết linh hoạt với các bài viết khác có nội dung liên quan, nằm trong cùng chủ đề giúp cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho người tìm kiếm
  • Sử dụng tối thiểu 3 Internal link trong bài viết, nhiều hơn sẽ tạo hiệu quả cao hơn
  • External link nên có tối thiểu 1 liên kết với chất lượng và uy tín cao
  • Cả 2 loại liên kết nên kết hợp cùng từ khóa, giải thích thông tin rõ ràng

Bước 8: Chuẩn bị thumbnail

Sử dụng các hình ảnh thumb trong bài viết giúp tăng trải nghiệm tốt, thu hút thêm sự chú ý của người đọc.

Để thumbnail có thể truyền tải được phần nội dung chính của bài viết, hấp dẫn người tìm kiếm đọc bài, bạn có thể thực hiện theo một số cách sau:

  • Chọn màu sắc ấn tượng cho Thumbnail, phù hợp và đồng nhất với giao diện website 
  • Chú trọng nội dung và font chữ của hình ảnh thumb, cỡ chữ và căn chỉnh thuận mắt
  • Sử dụng các hình ảnh dễ nhận diện, có tính bao quát

Bước 9: Đăng tải bài viết lên các nền tảng

Sau khi trải qua từng bước để hoàn thiện bài viết, bạn sẽ đăng tải lên trang web của mình hoặc các nền tảng khác.

Đăng tải bài viết sau khi hoàn chỉnh các bước
Đăng tải bài viết sau khi hoàn chỉnh các bước

Tại bước này cũng cần những lưu ý những điểm nhất định sau để bài viết được chỉn chu nhất:

  • Đọc và kiểm tra lại toàn bộ bài viết, xem các phần thông tin để được điền đầy đủ chưa và check các lỗi thường gặp
  • Trước khi công khai bài viết, bạn có thể chọn chế độ Preview để xem cách bài viết hiển thị khi đăng
  • Ấn Public bài đăng khi đã sẵn sàng, bài sẽ được up trực tiếp lên website
  • Đồng thời chia sẻ bài viết trên các nền tảng khác như Facebook, Email, Google My business và google search console để bài viết của bạn được nhanh chóng Index bởi Google bot
  • Kiểm tra thường xuyên mức độ tương tác của người dùng bằng cách xem các chỉ số CTR, Bounce Rate, Time on Site, google analytics,…
  • Từ các chỉ số trên, điều chỉnh lại content cho thích hợp hơn với mục đích tìm kiếm (intent) của người dùng

Bước 10: Tối ưu traffic, tỉ lệ bounce rate và tương tác người dùng

Khi viết bài, nhiều người làm SEO nghĩ rằng liệu người tìm kiếm có xem được content mình đăng tải.

Tuy nhiên, điều thực sự khó hơn chính là làm thế nào để người độc có thể xem hết toàn bộ bài viết.

Những “tips” sau sẽ giúp bạn thu hút traffic, giảm tỷ lệ thoát trang (bounce rate) và tăng tương tác người dùng cho website của bạn:

Sử dụng các câu hỏi để bắt đầu:

  • Tâm lý con người chúng ta thường có xu hướng tìm kiếm đáp án của vấn đề, vì vậy đặt nhiều câu hỏi có thể thu hút sự quan tâm và hướng người đọc kéo xuống xem bài viết
  • Có thể sử dụng các câu hỏi theo các mẫu như:
    • Bạn có thấy …. khi bạn…?
    • Đã khi nào bạn … nhưng …?
    • Có bao giờ bạn muốn rằng …?
    • Điều gì xảy ra…?
  • Tạo cảm xúc mạnh mẽ để người đọc tò mò, khao khát tìm hiểu thêm
Theo dõi các đánh giá về traffic của website để có chiến lược phát triển
Theo dõi các đánh giá về traffic của website để có chiến lược phát triển

Phương pháp APP của Brian Dean

  • Accept – Đồng ý: nhận ra vấn đề, mối quan tâm của người đọc, đồng ý với điều đó
  • Promise – Hứa hẹn: hứa hẹn sẽ đưa ra được giải pháp giúp khắc phục, giải quyết vấn đề
  • Preview – Hình dung: giúp người đọc nắm bắt, hình dung rõ ràng những thông tin hữu ích bạn đem lại qua bài viết

Nâng cao trải nghiệm của người dùng

  • Ứng dụng UX/UI khi thiết kế trang web
  • Chú ý đến màu sắc, phông chữ, bố cục, kết hợp sao cho phù hợp, hài hòa kể cả những điểm nhỏ như cách xuống dòng, headline, bullet point, bố trí thông tin,…
  • Tăng tốc độ tải trang để người dùng thấy thuận tiện, tiết kiệm thời gian

3. Mẫu 21 checklist viết bài chuẩn SEO chi tiết và dễ lên top Google

Qua 10 bước hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO, bạn đã có thể có một bài viết hoàn chỉnh.

Để đảm bảo bài viết của bạn đã đầy đủ các yếu tố SEO và mang lại hiệu quả cao nhất, đừng quên kiểm tra kỹ các tiêu chí theo 21 checklist được chia vào các nhóm như sau:  

21 checklist giúp bài viết đạt chuẩn SEO
21 checklist giúp bài viết đạt chuẩn SEO

Về tỉ lệ đạo văn: 

  • Tỉ lệ đạo văn đạt 95% – 100%

Hãy sử dụng các công cụ kiểm tra để chắc chắn rằng tỉ lệ đạo văn ở bài của bạn đạt 95% – 100%.

Đây là tỷ lệ an toàn để Google công nhận sự “unique” của bài viết, không trùng lặp hay bị coi là đăng lại.

Hãy nhớ tự biên tập lại theo văn phong cá nhân để tránh được rủi ro khi bài có quá nhiều nội dung bị đánh là đạo văn. 

Về Meta Title:

  • Meta title dưới 60 ký tự

Meta Title cần ngắn gọn, súc tích nhưng có thể khái quát được nội dung của bài và gây ấn tượng với người tìm kiếm.

  • Tiêu đề trùng meta title

Meta title được viết cần giống với tiêu đề của bài

Về Meta Description:

  • Meta description dưới 160 ký tự

Meta Description chính là phần nội dung được hiển thị bên dưới trang web khi tìm kiếm vì vậy đóng vai trò quan trọng để hấp dẫn người đọc click vào bài.

  • Meta description tóm tắt nội dung bài viết

Để đạt được kết quả như trên, thẻ Meta Description cần truyền tải được nội dung chính của bài, chứa CTA hoặc tính từ mạnh.

Về từ khóa chính, phụ:

  • Có từ khóa chính trong meta title, meta des

Theo cách viết bài chuẩn SEO website, meta title có cụm từ khóa chính không lặp lại quá 2 lần

Trong meta des, từ khóa chính không được lặp quá 3 lần

  • Từ khóa chính đặt ở đầu meta title 

Khi tạo meta title cần có cụm từ khóa chính đứng đầu tiêu đề

  • Từ khóa chính đặt đầu tiên trong meta description (ưu tiên, ko bắt buộc)

Đặt cụm từ khóa chính ở đầu khi viết Meta description sẽ góp phần hiệu quả SEO nhưng đây không phải điều bắt buộc

Các tiêu chuẩn cần đảm bảo về từ khóa chính, phụ trong bài viết SEO
Các tiêu chuẩn cần đảm bảo về từ khóa chính, phụ trong bài viết SEO
  • Từ khóa chính trong sapo

Sapo là phần mở đầu cho bài, cần nhắc tới từ khóa chính trong câu đầu của đoạn sẽ phù hợp nhất.

  • Có từ khóa chính/phụ trong các thẻ Heading

Google sẽ dựa trên H1, H2 để quét nhanh được nội dung bài viết nên cần có từ khóa chính và phụ trong các heading để đạt chuẩn SEO.

Tuy nhiên cần nhớ không cần thêm từ khóa vào tất cả các heading, sẽ làm cho bài viết trở nên nhàm chán hơn.

  • Mỗi từ khóa phụ xuất hiện trong bài viết 1 – 2 lần

Kết hợp các từ khóa phụ mỗi từ xuất hiện từ 1 – 2 lần trong bài để tăng hiệu quả.

  • Từ khóa chính có dàn đều trong nội dung, thẻ Heading, ảnh

Đảm bảo từ khóa chính được phân bổ đồng đều, hợp lý vào những chỗ quan trọng trong nội dung, đồng thời ở cả thẻ Heading và caption của ảnh

Về URL:

  • URLs bài viết chứa chính xác từ khóa chính đặt ở đầu. 

Tại phần tạo URL, sử dụng chính xác từ khóa chỉnh để đặt ở đầu. Tuy nhiên lưu ý, đánh không dấu và dùng dấu “-” ngăn cách từng từ

  • URLs bài viết dưới 90 ký tự

Tên miền hiển thị nên ngắn gọn, tránh khiến người dùng cảm thấy mất phương hướng, e ngại với các URL quá dài, khó hiểu, không thể nhận biết

  • URLs bài viết không chứa số

Không nên có số trong URL của một bài viết

Về Ảnh và ALT ảnh:

Checklist về hình ảnh được insert trong bài viết
Checklist về hình ảnh được insert trong bài viết
  • Có ảnh trong 25% nội dung đầu tiên

Trung bình 250 chữ nên có kèm theo 1 ảnh minh họa cho nội dung. Sau 25% đầu tiên của bài viết, chèn ảnh vào cũng giúp tối ưu trải nghiệm của người dùng.

  • Alt, tên ảnh bằng ngôn ngữ tiếng Việt, chuẩn form

Nội dung thẻ Alt này cũng nên chứa từ khóa, đồng thời viết chuẩn chỉnh theo chuẩn tiếng Việt dù chỉ là 1 câu ngắn

  • Dung lượng và tỷ lệ ảnh theo chuẩn

Khi đăng tải bài và chỉnh sửa ảnh, lưu ý chỉnh ảnh theo tỷ lệ kích thước tiêu chuẩn, thường sẽ là 600 x 400 pixels và chiều dài ảnh có thể lớn hay nhỏ hơn 400 pixels

  • Ảnh/video không chứa watermark của brand khác

Tuyệt đối không sử dụng lại ảnh từ đối thủ, chứa các logo của công ty cạnh tranh.

Các yếu tố khác:

  • Có internal link trỏ đến bài liên quan 

Internal link là yếu tố không thể thiếu, cần thực sự chất lượng và phù hợp với ngữ cảnh bài viết

Tìm kiếm trong bài các nội dung còn chưa rõ ràng, dẫn link đến các bài viết chuyên sâu hơn, khách hàng có thể tương tác với link và chú ý bài viết đó cũng thuộc website của bạn, để.

  • Bài viết có CTA liên quan tới nội dung bài viết

CTA (call to action) – tạo lời kêu gọi để thuyết phục người đọc thực hiện hành động mong muốn.

Khi kết bài, một CTA hay sẽ giúp bạn hướng người đọc thực hiện các thao tác giúp bạn đạt được mục đích tương tác hay bán hàng,…

4. 8 checklist nâng cao dành cho SEOer chuyên nghiệp

Bên cạnh 21 checklist viết bài chuẩn SEO được nêu ở phần trên, áp dụng linh hoạt thêm 8 checklist nâng cao sau, các SEOers sẽ nâng cấp hiệu quả bài viết, tăng cao thứ hạng khi tìm kiếm.

Tối ưu “nút Social”

  • Nên thiết kế các nút Social phổ biến như tương tác, share, bình luận nổi bật, dễ thu hút người dùng
  • Có thể kết hợp cùng Icon hay huy hiệu của Google Plus Page, Facebook page lên website để tăng hiệu quả tương tác.
Thiết kế các icon trong bài viết để có thể dễ dàng tương tác
Thiết kế các icon trong bài viết để có thể dễ dàng tương tác

Kiểm tra số liệu và thực hiện chỉnh sửa

  • Hiểu rõ khách hàng qua các báo cáo, phân tích về thời gian đọc bài, lượt click, tỷ lệ thoát trang,… 
  • Sử dụng các công cụ uy tín như Google Analytics, MouseFlow, Crazyegg,…

Chỉnh sửa nội dung định kỳ

  • Google thường quay lại đọc các nội dung cũ nên thường xuyên cập nhật nội dung để update các thông tin mới, phù hợp với thời điểm
  • Trừ các nội dung không thể thay đổi như các định nghĩa, hiểu biết chung,… về vấn đề

Độ dài của bài viết

  • Theo thống kê từ Guru SEO, các bài viết dài (có 700, 1000 hay 2000 chữ) sẽ có nhiều khả năng được xếp hạng cao hơn theo đánh giá của Google
  • Nếu có thể đem lại lượng lớn thông tin hữu ích, có thể viết thật dài, tuy nhiên lưu ý không cố lan man, dàn trải bài một cách không cần thiết 

Tạo/ sử dụng bình luận cho bài viết

  • Comment bên dưới bài viết sẽ là một nguồn tin cậy đối với khách hàng để có thể tham khảo trước khi quyết định sử dụng sản phẩm hay đăng ký một dịch vụ
  • Thêm tính năng comment cho phần bài, tận dụng bình luận để trả lời các câu hỏi trong bài viết một cách tự nhiên

Tạo liên kết bài viết từ trang chủ và “menu bên”

  • Khi có nội dung quan trọng cần SEO, hãy đặt lên menu chính hoặc menu bên của trang
  • Đồng thời những nội dung liên kết thẳng với trang chủ của website cũng thể hiện với Google rằng đây là nội dung quan trọng

Dành thời gian để “phổ biến” bài viết:

  • Kéo traffic từ các nguồn khác (facebook, forum, email,…) để Google sớm có dữ liệu đưa ra đánh giá bài viết của bạn
  • Chú ý tìm kiếm nguồn traffic thuộc tệp khách hàng mục tiêu để đảm bảo tỷ lệ thoát thấp và người đọc dành nhiều thời gian cho bài của bạn
Phổ biến bài viết trên đa nền tảng để kéo traffic cho website
Phổ biến bài viết trên đa nền tảng để kéo traffic cho website

Tối ưu “tải nhanh” và mobile 

  • Tận dụng các công cụ của Google
  • Nếu sử dụng wordpress, bạn có thể dùng công cụ Instant articles, google AMP plugin, facebook plugin,… hỗ trợ nội dung hiển thị mượt, nhanh
  • Đọc lại bài viết trên điện thoại để phát hiện lỗi nếu có.

5. Công cụ hỗ trợ viết bài chuẩn SEO hiệu quả

Để hỗ trợ quá trình viết bài chuẩn SEO của bạn đạt hiệu quả tốt nhất, việc kết hợp các công cụ SEO là vô cùng cần thiết.

Có rất nhiều các công cụ SEO được phát triển phục vụ các mục đích khác nhau của người dùng khi viết bài như phân tích từ khóa, URL, đánh giá nội dung,…

Hãy cùng tìm hiểu về 10 công cụ hỗ trợ SEO phổ biến được nhiều người dùng sau đây.

Yoast SEO

Công cụ tối ưu on-page của WordPress
Công cụ tối ưu on-page của WordPress

Yoast SEO là một công cụ SEO của WordPress được phát triển từ năm 2010 đến hiện nay.

Yoast SEO được biết đến với những tính năng hỗ trợ đắc lực người dùng khi tối ưu hóa website chuẩn SEO thông qua việc tối ưu hóa từ khóa, kiểm tra và chỉ ra các nội dung bị trùng lặp, kiểm tra thông tin từ sitemap, phân tích SEO on-page,… 

Rank Math

Rank Math - công cụ hỗ trợ cấu hình SEO
Rank Math – công cụ hỗ trợ cấu hình SEO

Cũng thuộc nền tảng WordPress, Rank Math là một công cụ hữu dụng và phổ biến với nhiều SEOer.

Sử dụng công cụ sẽ giúp bạn hỗ trợ cấu hình SEO, đưa ra đánh giá sơ bộ về mức độ chuẩn SEO của bài viết.

Ngoài ra, Schema Markup cũng là một tính năng nổi bật của Rank Math trong phiên bản Pro.

Seoquake

SEOquake – Công cụ kiểm tra SEO on-page miễn phí
SEOquake – Công cụ kiểm tra SEO on-page miễn phí

Đây là một Extension miễn phí trên trình duyệt, chỉ cần cài đặt Seoquake và sau đó bạn sẽ có thể kiểm tra các thông số của bài viết trên bất kỳ trang web nào.

Trong các phân tích mà Seoquake đưa ra có rất nhiều tiêu chí đánh giá web chi tiết để bạn có hướng tối ưu bài viết và website của mình.

Google Search Console

SEO tool miễn phí phát triển bởi Google
SEO tool miễn phí phát triển bởi Google

Công cụ này được cung cấp miễn phí bởi Google, có thể giúp bạn theo dõi, duy trì, phát hiện và khắc phục các vấn đề khi viết bài SEO cả về on-page và off-page.

Google Search Console có nhiều chức năng nổi bật như cập nhật chi tiết về các thông số (tỷ lệ click, lượng truy cập,…), xử lý vấn đề truy cập từ thiết bị di động, hỗ trợ tối ưu link,…

Moz 

Công cụ SEO all-in-one - Moz
Công cụ SEO all-in-one – Moz

Moz là một công cụ SEO all-in-one, cung cấp cho người dùng đấy đủ thông tin về các website cạnh tranh, đồng thời tính toán các chỉ số, độ mạnh yếu website của bạn.

Một điểm đặc biệt của công cụ này chính là nhận biết được mức độ Spam của website, đưa ra cảnh báo để có thể cải thiện trước khi Google phạt.

Google Keyword Planner

Công cụ SEO nghiên cứu và tối ưu từ khóa
Công cụ SEO nghiên cứu và tối ưu từ khóa

Tiếp tục là một công cụ hữu ích từ nhà Google, hỗ trợ xác định rõ ràng, đầy đủ các từ khóa phổ biến trên công cụ tìm kiếm, giúp người dùng có chiến lược SEO hiệu quả.

Google Keyword Planner cồn có tính năng tối ưu các từ khóa phục vụ các chiến dịch quảng cáo PPC và ước lượng tổng chi phí cần chi cho chiến dịch quảng cáo cụ thể.

Copyscape

Công cụ SEO kiểm tra độ unique nội dung - Copyscape
Công cụ SEO kiểm tra độ unique nội dung – Copyscape

Copyscape là một công cụ nổi bật với tính năng kiểm tra mức độ trùng lặp hay đạo văn của một bài viết SEO để chắc chắn nội dung chuẩn bị đăng tải chưa xuất hiện trên website nào khác.

Công cụ này cung cấp cho người dùng nhiều chức năng miễn phí nhưng để kiểm tra được nội dung, cần thực hiện dựa trên link xuất bản. 

BuzzSumo

Công cụ SEO phân tích nội dung bài và backlink
Công cụ SEO phân tích nội dung bài và backlink

Đây là một công cụ hỗ trợ viết bài chuẩn SEO thông qua phân tích nội dung của bạn và đối thủ cạnh tranh.

BuzzSumo sẽ giúp gợi ý các chủ đề để sử dụng cho chiến lược backlink của bạn, xem các nội dung phổ biến khi nhập từ khóa hay tên miền,…

Keywordtool.io

Công cụ SEO hỗ trợ kiểm tra từ khóa đa kênh

Công cụ SEO Keywordtool.io là một trợ thủ hỗ trợ việc tìm kiếm từ khóa, đưa ra hàng trăm gợi ý thú vị và hấp dẫn để người dùng lựa chọn được chủ đề, ý tưởng cho bài viết của mình nhanh chóng.

Keywordtool.io có tích hợp với Youtube, Google,…. và nhiều công cụ tìm kiếm khác nên có thể giúp phát triển nội dung ở đa nền tàng, hỗ trợ rất tốt việc tìm kiếm từ khóa mang lại lợi thế cạnh tranh cho bạn.

Google Analytics

Công cụ phân tích traffic và quảng cáo

Đây là công cụ SEO phân tích traffic và quảng cáo trực tuyến miễn phí được Google phát triển.

Google Analytics sẽ giúp đưa ra báo cáo chi tiết giúp người dùng nắm bắt được hành vi khách hàng, phân tích hiệu quả hoạt động của trang web, góp phần xây dựng chiến lược đúng đắn và tối ưu hiệu quả bài viết hay các chiến dịch quảng cáo.

6. Một số lỗi thường gặp khi viết bài chuẩn SEO

Với các công cụ và tài liệu hỗ trợ, việc viết bài chuẩn SEO không còn là vấn đề quá khó khăn. Tuy nhiên, trong quá trình viết bài, nhiều người vẫn mắc phải một số lỗi ngay từ cơ bản nhất, làm chất lượng bài viết giảm.

Dưới đây là những lỗi thường gặp khi làm bài viết chuẩn SEO bạn nên chú ý.

4 lỗi cần chú ý khi viết bài chuẩn SEO
4 lỗi cần chú ý khi viết bài chuẩn SEO

Nội dung bài viết không khớp với từ khóa

Có rất nhiều trường hợp người viết tạo ra các nội dung không ăn nhập, phù hợp với từ khóa được chọn, khiến bài viết bị Google đánh giá thấp.

Điều này là do công cụ tìm kiếm Google sẽ xếp hạng cao hơn cho các bài viết có nội dung và từ khóa liên quan đến nhau.

Bên cạnh đó, người đọc sẽ khó chịu khi nhấp vào bài viết theo từ khóa hiển thị nhưng lại không có nội dung muốn tìm kiếm.

Cố thêm vào bài viết quá nhiều từ khóa

Từ khóa trong các bài viết là điều quan trọng giúp tăng thứ hạng của bài. Tuy vậy, việc thêm vào các từ khóa nhiều quá mức cần thiết sẽ không đạt được hiệu quả tương ứng mà còn khiến người xem cảm thấy không thoải mái. 

Do đó, khi đặt các từ khóa trong bài, hãy khéo léo và hợp lý để không bị Google phạt vì gian lận, làm giảm thứ hạng của bài.

Bài viết không định dạng các thẻ Heading 

Trong các bài viết chuẩn SEO, không chỉ phóng to, bôi đậm hay làm nổi bật 1 phần so với nội dung thường thì sẽ là Heading.

Bạn sẽ phải chọn định dạng thẻ Heading cho các tiêu đề chính và phụ.

Một thẻ Heading trong bài viết sẽ có định dạng đúng, ví dụ như sau:

<h3 id=”cac-buoc-viet-bai-chuan-SEO”>Các bước viết bài chuẩn SEO</h3>

Không đủ các liên kết chất lượng trong bài

Các liên kết với website liên quan được thêm trong bài là một điểm đắt giá. Google sẽ lấy các liên kết bên ngoài làm một trong những tiêu chí để đánh giá bài viết tốt. 

Dựa trên sự chất lượng, uy tín của từng liên kết ngoài trong bài để đưa ra xếp hạng cho website và bài viết của bạn.

Một số lỗi khác

Ngoài các lỗi trên, trong quá trình viết bài chuẩn SEO, nhiều bạn cũng còn gặp các lỗi nhỏ cần khắc phục như:

  • Các lỗi về trình bày, chính tả như lỗi đánh máy, sai chính tả, lặp từ, dấu câu,…
  • Nhầm lẫn về Heading: chọn nhầm giữa các Heading 2,3,4; nhảy cóc từ Heading 2 sang Heading 4
  • Đại từ nhân xưng sử dụng trong bài viết không đồng nhất, lộn xộn.

Những lỗi liệt kê trên có thể được khắc phục qua quá trình tích lũy kinh nghiệm, đồng thời mỗi khi làm bài đều chú tâm và kiểm tra kỹ bài sau khi hoàn thành.

Bạn nên luôn ghi nhớ mỗi bài viết chuẩn SEO đều cần được viết một cách chỉn chu, chuyên nghiệp.

Lời kết 

Qua bài viết trên, Eng Breaking đã tổng hợp và chia sẻ hướng dẫn chi tiết, đầy đủ nhất về 10 bước cần làm, checklist, công cụ chuẩn SEO và các lưu ý quan trọng khác để bạn viết bài chuẩn SEO hoàn chỉnh và chuyên nghiệp.

Ngoài ra nếu còn gặp khó khăn hay thắc mắc gì liên quan đến SEO, hãy bình luận để Eng Breaking giải đáp hoặc theo dõi website để cập nhập nhiều điều thú vị khác về kỹ thuật SEO ngày tại đây.

Eng Breaking 2024 - Phiên Bản Vượt Trội Hơn!

Giao Tiếp Tiếng Anh Trôi Chảy Chỉ Với 15 Phút Mỗi Ngày!

Tìm Hiểu Eng Breaking Ngay Hơn 567,300 Học Viên Mất Gốc Đông Nam Á Đã Thành Công

1,189 Bình luận
 
  • Tự học tiếng Anh hiệu quả

    Ngọc Hân

    Nói chính xác thì app dành cho các bạn có kiến thức sơ sài ít ỏi tiếng anh rồi. Không chỉ sách, app, còn được trải nghiệm rất nhiều tính năng chơi game thú vị. Noti nhắc nhở mỗi ngày, mình toàn học lộ trình online theo mail ấy. Nội dung hay, cách dùng câu theo kiểu hiện đại, nhiều câu nói theo lối giao tiếp của giới trẻ hiện đại, khá thú vị, mới mẻ. Format quyển kế hoạch rất tốt, tập cho mình thói quen lên kế hoạch bất cứ việc gì. Lộ trình học từng ngày rõ ràng, các bạn tạo thói quen theo lộ trình đi, lười thì mãi không bao giờ tiến bộ được đâu, dù phương pháp tốt cỡ nào.

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Cẩm nang tự học tiếng Anh giao tiếp

    Hương Lý

    Cách học rất tuyệt, có cả hình ảnh và bản dịch giúp thêm hứng thú học hơn. GOGA giúp mik cải thiện tiếng Anh nhiều hơn trong môn nói. Mình muốn gởi lời cảm ơn đến GOGA. Mình chỉ còn mấy lesson nữa thôi là hoàn thành rồi

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

    Trang Mie

    Học có dễ không ạ, m hay nản lắm

    ThíchPhản hồi20 giờ
  • Luyện nói tiếng Anh phù hợp cho mọi đối tượng

    Phương Anh

    Dễ học b ạ, có chỉ dẫn từng ngày, từng bước rồi, nội dung cũng theo chủ đề hằng ngày nữa, m cũng học đc tháng rưỡi rồi, giờ giao tiếp sương sương rồi, ít ra không bị sợ nói TA nữa

    ThíchPhản hồi2 phút
  • Ngữ pháp tiếng Anh

    Linh Đàm

    Lộ trình chi tiết phết và mình thấy phg pháp dạy hay lắm, học khá thích thú không bị nhàm nhàm như mấy bài giảng trên lớp đâu, lại còn dễ học nữa.
    Mình bắt đầu thấy khoái khoái học kiểu này rồi đấy

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Học tiếng Anh có chủ đích - Phương pháp tự học tiếng Anh hiệu quả nhất

    Hương Trần

    Nội dung học rất hay và thực tế. qtrọng là có đầy đủ hướng dẫn chi tiết rõ ràng nên mình học đc khoảng 2 tuần là tiến bộ trông thấy luôn

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Các trang web học tiếng Anh

    Long

    b ơi, trọn bộ đầy đủ gồm những gì?

    ThíchPhản hồi5 giờ
  • App học tiếng Anh

    Phi

    Tài khoản học online qua app, quà tặng đủ cả!

     

    Thích Phản hồi15 phút
  • Thì hiện tại đơn

    Trịnh Vy

    Mình mua cho em mình học, quá trình kèm cặp nó mình thấy cái này rất chi tiết từng bước để học.
    Trước đó mình có mua nhiều tài liệu TA to hơn, dày hơn nhưng lại bị giới hạn ở chỗ, không có chỉ tiết lộ trình học như cuốn này. Nên làm được vài trang thì mình bỏ ngang luôn.Em mình cứ học theo app này này được gần 1 tháng rồi và phát âm tiến bộ rất nhiều, em mình cũng ham học tiếng Anh hơn trước.
    Thực sự cách học này ổn áp lắm!

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Thì quá khứ đơn

    Phương Kyu

    app này rất phù hợp vs những bạn mất gốc giống như mình, vừa mới học đc 1 lesson mà mình cảm thấy cách nghe và phát âm của mình tốt hơn r mình còn bt thêm một số từ vựng và câu hỏi rất dễ học và đơn giản các bn nên mua về học đảm bảo học xong các bn sẽ thấy khác biệt. Cơ mà phải kiên trì chăm chỉ đấy

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Thì tương lai

    Chị Ba

    mình thấy học khá ok, có vẻ hợp với mấy đứa lười ghi nhớ lười học thuộc lòng như mình, thiết kế cũng khá tiện ích nữa

    ThíchPhản hồi1 ngày
Thì hiện tại tiếp diễn

Eng Breaking 2023 - Phiên Bản Vượt Trội Hơn!

Giao Tiếp Tiếng Anh Trôi Chảy Chỉ Với 15 Phút Mỗi Ngày!

Tìm Hiểu Eng Breaking Ngay Hơn 567,300 Học Viên Mất Gốc Đông Nam Á Đã Thành Công

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *