Động Từ Trong Tiếng Anh: Kiến thức A-Z cần biết

động từ trong tiếng anh

Động từ trong tiếng Anh là một yếu tố ngữ pháp không thể thiếu. Giống như danh từ, tính từ, trạng từ,… động từ đóng vai trò nhất định trong câu giúp người nói diễn tả hành động, trạng thái hành động của chủ thể. 

Trong bài viết này, hãy cùng Eng Breaking tìm hiểu định nghĩa động từ trong tiếng Anh, cách sử dụng cũng như điểm qua các loại động từ cơ bản trong tiếng Anh nhé!

Định Nghĩa Động Từ Trong Tiếng Anh

Động từ là thành phần không thể thiếu trong các cấu trúc câu tiếng Anh. Khái niệm động từ trong tiếng Anh bao gồm nhiều khía cạnh, nhiều ý nghĩa và nhiều vai trò mà loại từ này đảm nhận trong câu.

Động từ là gì?

Động từ trong tiếng Anh thường là một từ hoặc một cụm từ được sử dụng để diễn tả tình trạng của một hành động hay việc thực hiện một hành động nào đó của chủ thể.

Không chỉ diễn tả hành động, nhiều động từ còn có khả năng diễn tả trạng thái, sự tồn tại của một người một vật hoặc sự vật nào đó.

Ví dụ:

My mom sings a song. 
(Mẹ tôi hát một bài hát)

Vị trí của động từ

Trong tiếng Anh, động từ thường có 3 vị trí đứng chính.

  1. Động từ đứng sau chủ ngữ

Động từ trong tiếng Anh thường đứng sau chủ ngữ để diễn tả hành động của chủ thể đó.

Ví dụ:

She’s playing badminton.
(Cô ấy đang chơi cầu lông)

He found the key.
(Anh ấy đã tìm được chìa khoá)

  1. Động từ thường đứng sau trạng từ chỉ tần suất như always, usually, sometimes, never,….

Ví dụ:

I usually wake up at 7AM. 
(Tôi thường thức dậy lúc 7 giờ sáng).

My mom never plays sports.
(Mẹ tôi không bao giờ chơi thể thao).

  1. Động từ đứng trước tân ngữ

Trong một số trường hợp, đặc biệt trong các câu cầu khiến, ra lệnh, động từ sẽ đứng trước tân ngữ.

Ví dụ: 

Open the door, John! 
(Mở cửa ra, John!)

  1. Động từ tobe đứng trước tính từ

Động từ to be là loại động từ duy nhất trong tiếng Anh đứng trước tính từ.

Ví dụ:

She is so pretty.
(Cô ấy xinh quá).

động từ bất quy tắc tiếng anh

Phân Loại Động Từ Trong Tiếng Anh

Động từ trong tiếng Anh được phân loại theo nhiều dạng, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Phân loại động từ trong tiếng Anh có thể dựa trên ý nghĩa của chúng, hoặc dựa trên vai trò ngữ pháp mà chúng đảm nhận trong một câu. 

Các loại động từ thường gặp 

Dựa trên ý nghĩa của từ, dưới đây là một số loại động từ thường gặp.

Động từ chỉ hành động (Action verbs)

Động từ chỉ hành động được sử dụng để mô tả hành động của chủ thể trong câu. Một số động từ chỉ hành động thường gặp có thể kể đến như eat (ăn), drink (uống), study (học), work (làm),…

Ví dụ: 

I go to the library twice a week.
(Tôi tới thư viện 2 lần một tuần)

My mom drinks milk for breakfast.
(Mẹ tôi ăn sáng bằng việc uống sữa)

Bên cạnh việc diễn tả hành động, các action verbs còn diễn tả hình thái mà chủ thể thực hiện hành động đó. (Vì mỗi động từ chỉ hành động sẽ diễn tả một hành động cụ thể khác nhau).

Ví dụ:

She listened to music when she was home.
(Cô ấy nghe nhạc khi ở nhà)

=> chủ đích nghe nhạc, đang tập trung vào việc nghe nhạc. 

She heard the music when she was home.
(Cô ấy nghe thấy tiếng nhạc khi ở nhà)

=> tình cờ nghe thấy tiếng nhạc.

Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs)

Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs) thường bao gồm động từ to be và những từ chỉ giác quan như seem, look, feel, smells,….

Đây là những từ thường được sử dụng để diễn tả cảm giác, cảm xúc, phẩm chất hay tính sở hữu của người nói. 

Ví dụ:

I feel so sad these days.
(Mấy hôm nay tôi thấy cứ buồn buồn)

His answer is wrong.
(Câu trả lời của anh ấy sai rồi)

*Lưu ý: Các động từ chỉ trạng thái thường không được sử dụng ở dạng tiếp diễn.

Tuy vậy, trong một số trường hợp, các động từ chỉ trạng thái có thể được dùng để diễn tả hành động và được được sử dụng ở thì tiếp diễn.

Ví dụ: 

This dish tastes really good. “
(Món này ngon quá)

=> trạng thái món ăn “ngon”

The customer is tasting our new dish.
(Khách hàng đang nếm thử món mới của chúng tôi)

=> hành động “nếm”.

Động từ chỉ giác quan (Sense verb)

Động từ chỉ giác quan diễn tả cảm nhận của người nói đối với các đối tượng và hành động xung quanh. Một số động từ chỉ giác quan có thể kể đến như smell, sound, look, taste, seem,…

Thông thường, các động từ chỉ giác quan đứng trước một tính từ tiếng Anh

Ví dụ: 

I don’t understand what he’s singing about, but it sounds amazing.
(Tôi không hiểu anh ấy đang hát về cái gì, nhưng nghe hay tuyệt)

I don’t know, but she seems fine.
(Tôi không biết nữa, nhưng trông cô ấy có vẻ ổn mà)

cụm động từ

Động từ chỉ cảm xúc

Động từ chỉ cảm xúc mô tả cảm giác, tình cảm của người nói đối với một đối tượng, một sự vật hoặc một sự việc xung quanh. Thông thường, các động từ chỉ cảm xúc thường đứng trước danh từ, động từ ở dạng tiếp diễn hoặc to V. 

Ví dụ: 

I like that dress.
(Tôi thích chiếc váy đó)

My mom hates drinking beer.
(Mẹ tôi ghét uống bia)

Our children love to go to the park.
(Mấy đứa nhóc nhà chúng tôi rất thích đi công viên)

Một số trường hợp ngoại lệ như “enjoy” chỉ đi kèm với danh từ hoặc động từ V-ing.

Ví dụ:

My dad enjoying watching this show. 
(Bố tôi rất thích xem chương trình này)

Động từ sở hữu (Possessive verb)

Động từ sở hữu thể hiện ý nghĩa sở hữu của chủ thể đối với một đối tượng, sự vật, sự việc nào đó.

Ví dụ:

She owns 3 start-up companies.
(Cô ấy sở hữu 3 công ty khởi nghiệp)

My parents have 2 cars.
(Bố mẹ tôi có 2 chiếc xe ô tô)

Động từ chỉ nhận thức (Cognition verb)

Động từ chỉ nhận thức diễn tả suy nghĩ, quan điểm của chủ thể đối với một đối tượng, sự vật, vấn đề nào đó. Một số động từ chỉ nhận thức thường gặp có thể kể đến như consider (cân nhắc), think (suy nghĩ), know (biết),…

Các động từ chỉ nhận thức thường đứng trước danh từ, cụm danh từ, mệnh đề danh từ hoặc động từ đuôi -ing.

Ví dụ:

I think we should listen to him.
(Tôi nghĩ chúng ta nên nghe anh ấy)

He knows what he is doing.
(Anh ấy biết rõ mình đang làm gì)

Động từ nhẹ (Light verbs)

Động từ nhẹ (Light verbs) là nhóm các động từ không có ý nghĩa cụ thể nào khi đứng trong câu. Ý nghĩa của các động từ này sẽ phụ thuộc vào các thành phần câu khác.

Một số động từ nhẹ có thể kể đến như take, have, make, do,…

Ví dụ:

We will have some fun tonight.
(Tối nay chúng tôi sẽ vui vẻ một chút)

I don’t think she can make it there on time.
(Tôi không nghĩ cô ấy sẽ tới đó đúng giờ được)

Động từ khởi phát (Causative verb)

Động từ khởi phát được sử dụng để diễn tả việc một hành động nào đó của người nói đóng vai trò thúc đẩy cho một hành động khác, một sự kiện khác xảy ra. Động từ khởi phát thường chia làm 2 loại:

  • Kết hợp với động từ nguyên thể: help, make, let, have,…
  • Kết hợp với to V: help, get, require, allow,…

Ví dụ:

They let us take a break before the next round.
(Họ để chúng tôi nghỉ giải lao trước khi vào vòng kế tiếp)

My friend helps me clean the room.
(Bạn tôi giúp tôi dọn phòng)

My mom allows me to sleep at my friend’s place tonight.
(Mẹ cho tôi ngủ ở nhà bạn tối nay)

Our boss requires us to finish the project today.
(Sếp yêu cầu chúng tôi hoàn thành dự án trong hôm nay)

trợ động từ

Phân loại động từ theo vai trò

Dựa trên vai trò ngữ pháp, động từ trong tiếng Anh được phân thành các loại dưới đây:

Trợ động từ (auxiliary verb)

Trợ động từ (auxiliary verbs) đúng như tên gọi của nó, có tác dụng “hỗ trợ” cho các động từ chính để tạo thành các dạng, thì và cách khác nhau. Các trợ động từ trong tiếng Anh không mang ý nghĩa rõ rệt. 

Ví dụ về trợ động từ: to do, to have, to be, will, would,…

Một số trợ động từ có thể vừa là trợ động từ, vừa là động từ thường như to be, to have,…

Ví dụ: 

I don’t go to school on Sunday. 
(Chủ nhật tôi không đi học)

  • Thể phủ định của trợ động từ được hình thành bằng cách thêm “not” sau động từ.

Ví dụ:

He will not come on time.
(Anh ấy sẽ không đến đúng giờ)

  • Thể nghi vấn được hình thành bằng đảo ngữ

Ví dụ:

Is he at home?
(Anh ấy có ở nhà không?)

Động từ thường  (ordinary verbs)

Động từ thường trong tiếng Anh tồn tại với 3 hình thức:

  1. Động từ nguyên thể

Đây là hình thức cơ bản của động từ. Động từ nguyên có có 2 dạng:

Nguyên mẫu có “to” (to-infinitive)

Động từ nguyên mẫu có “to” thường:

  • Đứng sau tính từ: It’s difficult to learn Chinese. (Học tiếng Trung Quốc rất khó.)
  • Đứng sau danh từ: I have a lot of new books to read today. (Tôi có rất nhiều sách mới để đọc hôm nay.)
  • Đứng sau một số động từ thường khác để làm tân ngữ trực tiếp.

Nguyên mẫu không “to”

  1. Danh động từ (gerund)

Danh động từ là những động từ được cấu tạo bởi đuôi “-ing”. Danh động từ thường đứng sau một số động từ sau đây admit (chấp nhận), delay (trì hoãn), deny (từ chối), remember (nhớ), keep (giữ),…

Danh động từ cũng thường đứng sau giới từ:

Ví dụ: 

He is interested in playing games.
(Anh ấy rất thích chơi video games.) 

  1. Phân từ (participles)

Phân từ được chia làm 2 dạng: hiện tại phân từ (V-ing), và quá khứ phân từ (V-ed).

  • Hiện tại phân từ được thành lập bằng cách thêm đuôi “-ing” vào động từ nguyên mẫu. Hiện tại phân từ có thể sử dụng để làm chủ ngữ trong câu, làm tân ngữ, đóng vai trò như một tính từ hoặc dùng ở thì hiện tại tiếp diễn để diễn tả hành động đang diễn ra tại một thời điểm nhất định.

Ví dụ: 

She is listening to music. 
(Cô ấy đang nghe nhạc.)

Walking in the park helps me to relax.
(Đi bộ trong công viên giúp tôi được thư giãn)

I love singing love songs.
(Tôi thích hát những bài tình ca)

  • Quá khứ phân từ gồm những từ bất quy tắc được quy định trong bảng động từ bất quy tắc, hoặc được tạo lập bằng cách thêm đuôi “-ed” vào động từ. Động từ quá khứ phân từ thường được sử dụng như tính từ trong câu, hoặc xuất hiện trong câu bị động và trong các thì hoàn thành.

Ví dụ:

She has been in Hanoi for 2 weeks. 
(Cô ấy đã ở Hanoi được 2 tuần) 

The radio was turned off by my mom.
(Radio bị mẹ tôi tắt đi)

cách chia động từ trong tiếng anh

Động từ khuyết thiếu

Các động từ khuyết thiếu được coi như một dạng trợ động từ trong tiếng Anh. Một số dạng động từ khuyết thiếu thường gặp như can (có thể), shall (sẽ), should (nên), may (có lẽ), must (phải),..

Động từ khuyết thiếu có một số đặc điểm sau đây:

  • Khi ở ngôi thứ 3 số ít, động từ khuyết thiếu không cần chia.

Ví dụ:

She can speak Spanish well.
(Cô ấy có thể nói tốt tiếng Tây Ban Nha)

  • Ở dạng câu hỏi nghi vấn, động từ khuyết thiếu sẽ được đưa lên đầu câu. Trong câu hỏi có từ để hỏi, động từ khuyết thiếu đứng ngay sau từ để hỏi. 

Ví dụ:

Can you speak English?
(Bạn có thể nói được tiếng Anh không?)

Where should we go?
(Chúng ta nên đi đâu đây?)

  • Dạng phủ định của động từ khuyết thiếu được hình thành bằng cách thêm “not” sau động từ: can – can not (can’t).
  • Động từ khuyết thiếu ở dạng nguyên mẫu không có “to”. Động từ theo sau động từ khuyết thiếu ở dạng nguyên thể không “to”

Ví dụ:

I can sing.
(Tôi biết hát)

  • Động từ khuyết thiếu chỉ có 2 dạng: hiện tại và quá khứ: can – could; will – would; may – might,…

Phân loại động từ theo Nội động từ và Ngoại động từ

Nội động từ

Nội động từ là những từ diễn tả hành động của người nói hoặc người thực hiện hành động.

Bản thân các nội động từ vốn đã mang đầy đủ ý nghĩa mà không cần có thêm tân ngữ (object) bổ nghĩa phía sau. Một số nội động từ chỉ hành động có thể kể đến như run, sit, cry, smile, swim…

Ví dụ: 

Birds fly. (Chim bay)

She cries. (Cô ấy khóc) 

Trong trường hợp có tân ngữ đứng sau nội động từ cần có giới từ tiếng Anh đi kèm. Cụm từ này sẽ đóng vai trò như một trạng từ chứ không phải tân ngữ trực tiếp.

Ví dụ:

She runs on the road.
(Cô ấy chạy trên đường) 

Ngoại động từ

Ngoại động từ diễn tả những hành động gây ra trực tiếp lên vật hoặc người. Đứng sau ngoại động từ bắt buộc phải có một tân ngữ (object). Tân ngữ này có thể là một danh từ, một cụm danh từ hoặc một đại từ.

Ngoại động từ thiếu tân ngữ sẽ bị coi là sai ngữ pháp. 

Ví dụ: She brings a gift. (Cô ấy cầm tới một món quà) 

Để biết một từ là ngoại động từ hay nội động từ, bạn có thể xem câu văn có chứa động từ đó có thể chuyển sang câu bị động được không. Nếu câu trả lời là có, đó là ngoại động từ, và ngược lại sẽ là nội động từ.

Cách Chia Động Từ Trong Tiếng Anh

Để chia động từ tiếng Anh, bạn cần phân biệt rõ ràng giữa dạng động từ và thì của động từ.

  • Dạng động từ (Verb forms) là các dạng thức khác nhau của động từ. Ví dụ, động từ “to write” có các dạng thức như: nguyên mẫu (write), quá khứ (wrote), thêm s/es (write), V-ing (writing),..
  • Thì của động từ (Verb tense) diễn tả thời gian mà sự việc, hành động đó diễn ra. Ví dụ, động từ “to write” ở thì hiện tại đơn là write, quá khứ đơn là wrote,…
  • Mỗi mệnh đề chỉ có 1 ĐỘNG TỪ DUY NHẤT CHIA THÌ. Các động từ còn lại chỉ cần chia theo dạng. Động từ chia thì sẽ đứng ngay sau chủ ngữ và được chia theo chủ ngữ. 

Ví dụ: 

We decided to get married. 
(Chúng tôi đã quyết định kết hôn)

nội động từ ngoại động từ

Động Từ Ghép (Phrasal Verb)

Động từ ghép hay cụm động từ (phrasal verbs) là một động từ kết hợp với một từ nhỏ (có thể là trạng từ, giới từ hoặc cả hai) để diễn tả một ý nghĩa, hành động nào đó của chủ thể.

Cụm động từ cũng gồm 2 loại là cụm nội động từ và cụm ngoại động từ.

Nội động từ: Intransitive phrasal verbs

Cụm nội động từ không có tân ngữ và không được dùng ở thể bị động.

Ví dụ:

The plane took off on time.
(Máy bay cất cánh đúng giờ) 

Một số cụm nội động từ thông dụng có thể kể đến như: break down, come back, fall through, get by, get up, go on, grow up, look out, show up, shut up, sit down, stand up, stay on, take o, turn up, watch out…

Ngoại động từ: Transitive phrasal verbs

Tuỳ vào vị trí của tân ngữ, cụm ngoại động từ được chia làm 2 nhóm:

  • Nhóm 1: Tân ngữ đứng giữa động từ và từ nhỏ, hoặc đi sau cụm động từ

Ví dụ: He’d made up the whole thing/ He’d made the whole thing up. (Anh ta đã bịa đặt mọi chuyện)

  • Nhóm 2: Tân ngữ là this, that, it, them, her, me,… đứng giữa động từ và từ nhỏ của cụm động từ.

Ví dụ: He’d made it up. (Anh ta đã bịa đặt chuyện đó) 

Nếu động từ thông thường có các trường hợp đặc biệt vừa là nội động từ vừa là ngoại động từ, thì động từ ghép cũng vậy.

Có nhiều động từ ghép vừa là cụm nội động từ, vừa là cụm ngoại động từ, với chức năng và ý nghĩa được xác định tuỳ thuộc vào ngữ cảnh. 

Ví dụ: The plane takes off at 8AM. (Máy bay sẽ cất cánh lúc 8 giờ sáng)

He took off his hat and the pigeon flew out. (Anh ấy nhấc mũ xuống và một chú chim bồ câu bay ra).

Một Số Trường Hợp Đặc Biệt

Một số động từ có thể vừa là ngoại động từ vừa là nội động từ. Tuy vậy, ở mỗi dạng chúng lại có ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ: 

He will move out next week.
(Anh ấy sẽ dọn ra ngoài vào tuần tới)

My brother helps my mom to move the table.
(Anh trai tôi giúp mẹ tôi chuyển cái bàn).

Bài Tập Về Động Từ Trong Tiếng Anh Có Đáp Án

Tải bài tập về động từ trong tiếng Anh đáp án: TẠI ĐÂY

Như bạn thấy đấy, động từ trong tiếng Anh là một phần quan trọng không thể thiếu của ngữ pháp. Trên đây là toàn bộ những kiến thức căn bản nhất mà tôi đã sắp xếp dễ hiểu để bạn có được hình dung rõ ràng về hệ thống động từ trong tiếng Anh.

|| Kiến thức cơ bản cần nắm vững về các dạng thì trong tiếng Anh: Dấu hiệu nhận biết, cấu trúc, cách dùng.

Sắp tới, tôi sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức chi tiết hơn về từng loại động từ tiếng Anh cụ thể. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về bản chất, ý nghĩa, cách sử dụng và các loại động từ trong tiếng Anh. 

Đừng quên like, share bài viết này và tiếp tục chờ đón những kiến thức mới về động từ trong tiếng Anh trên engbreaking.com trong thời gian ngắn sắp tới nhé!

Eng Breaking 2024 - Phiên Bản Vượt Trội Hơn!

Giao Tiếp Tiếng Anh Trôi Chảy Chỉ Với 15 Phút Mỗi Ngày!

Tìm Hiểu Eng Breaking Ngay Hơn 567,300 Học Viên Mất Gốc Đông Nam Á Đã Thành Công

1,189 Bình luận
 
  • Tự học tiếng Anh hiệu quả

    Ngọc Hân

    Nói chính xác thì app dành cho các bạn có kiến thức sơ sài ít ỏi tiếng anh rồi. Không chỉ sách, app, còn được trải nghiệm rất nhiều tính năng chơi game thú vị. Noti nhắc nhở mỗi ngày, mình toàn học lộ trình online theo mail ấy. Nội dung hay, cách dùng câu theo kiểu hiện đại, nhiều câu nói theo lối giao tiếp của giới trẻ hiện đại, khá thú vị, mới mẻ. Format quyển kế hoạch rất tốt, tập cho mình thói quen lên kế hoạch bất cứ việc gì. Lộ trình học từng ngày rõ ràng, các bạn tạo thói quen theo lộ trình đi, lười thì mãi không bao giờ tiến bộ được đâu, dù phương pháp tốt cỡ nào.

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Cẩm nang tự học tiếng Anh giao tiếp

    Hương Lý

    Cách học rất tuyệt, có cả hình ảnh và bản dịch giúp thêm hứng thú học hơn. GOGA giúp mik cải thiện tiếng Anh nhiều hơn trong môn nói. Mình muốn gởi lời cảm ơn đến GOGA. Mình chỉ còn mấy lesson nữa thôi là hoàn thành rồi

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

    Trang Mie

    Học có dễ không ạ, m hay nản lắm

    ThíchPhản hồi20 giờ
  • Luyện nói tiếng Anh phù hợp cho mọi đối tượng

    Phương Anh

    Dễ học b ạ, có chỉ dẫn từng ngày, từng bước rồi, nội dung cũng theo chủ đề hằng ngày nữa, m cũng học đc tháng rưỡi rồi, giờ giao tiếp sương sương rồi, ít ra không bị sợ nói TA nữa

    ThíchPhản hồi2 phút
  • Ngữ pháp tiếng Anh

    Linh Đàm

    Lộ trình chi tiết phết và mình thấy phg pháp dạy hay lắm, học khá thích thú không bị nhàm nhàm như mấy bài giảng trên lớp đâu, lại còn dễ học nữa.
    Mình bắt đầu thấy khoái khoái học kiểu này rồi đấy

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Học tiếng Anh có chủ đích - Phương pháp tự học tiếng Anh hiệu quả nhất

    Hương Trần

    Nội dung học rất hay và thực tế. qtrọng là có đầy đủ hướng dẫn chi tiết rõ ràng nên mình học đc khoảng 2 tuần là tiến bộ trông thấy luôn

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Các trang web học tiếng Anh

    Long

    b ơi, trọn bộ đầy đủ gồm những gì?

    ThíchPhản hồi5 giờ
  • App học tiếng Anh

    Phi

    Tài khoản học online qua app, quà tặng đủ cả!

     

    Thích Phản hồi15 phút
  • Thì hiện tại đơn

    Trịnh Vy

    Mình mua cho em mình học, quá trình kèm cặp nó mình thấy cái này rất chi tiết từng bước để học.
    Trước đó mình có mua nhiều tài liệu TA to hơn, dày hơn nhưng lại bị giới hạn ở chỗ, không có chỉ tiết lộ trình học như cuốn này. Nên làm được vài trang thì mình bỏ ngang luôn.Em mình cứ học theo app này này được gần 1 tháng rồi và phát âm tiến bộ rất nhiều, em mình cũng ham học tiếng Anh hơn trước.
    Thực sự cách học này ổn áp lắm!

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Thì quá khứ đơn

    Phương Kyu

    app này rất phù hợp vs những bạn mất gốc giống như mình, vừa mới học đc 1 lesson mà mình cảm thấy cách nghe và phát âm của mình tốt hơn r mình còn bt thêm một số từ vựng và câu hỏi rất dễ học và đơn giản các bn nên mua về học đảm bảo học xong các bn sẽ thấy khác biệt. Cơ mà phải kiên trì chăm chỉ đấy

    ThíchPhản hồi1 ngày
  • Thì tương lai

    Chị Ba

    mình thấy học khá ok, có vẻ hợp với mấy đứa lười ghi nhớ lười học thuộc lòng như mình, thiết kế cũng khá tiện ích nữa

    ThíchPhản hồi1 ngày
Thì hiện tại tiếp diễn

Eng Breaking 2023 - Phiên Bản Vượt Trội Hơn!

Giao Tiếp Tiếng Anh Trôi Chảy Chỉ Với 15 Phút Mỗi Ngày!

Tìm Hiểu Eng Breaking Ngay Hơn 567,300 Học Viên Mất Gốc Đông Nam Á Đã Thành Công

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *